5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức trang 61

5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức trang 61. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 13: ĐÀN T’RƯNG – TIẾNG CA ĐẠI NGÀN

PHẦN 1. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN BÀI ĐỌC

1. HỆ THỐNG CÂU HỎI

Câu 1: Bài đọc nói về điểm nổi bật nào của vùng đất Tây Nguyên?

- Cảnh thiên nhiên hùng vĩ

- Tiếng đàn t'rưng rộn rã

- Mái nhà rông cao vút

Câu 2: Tiếng đàn t'rưng gắn bó với người Tây Nguyên như thế nào?

Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy đàn t'rưng là nhạc cụ phổ biến, được yêu thích ở Tây Nguyên?

Câu 4: Theo em, vì sao tác giả khẳng định tiếng đàn t'rưng đã trở thành niềm thương, nỗi nhớ của người Tây Nguyên?

Câu 5: Bài đọc giúp em cảm nhận được điều gì về cuộc sống và con người Tây Nguyên?

2. 5 PHÚT TRẢ LỜI

Câu 1: 

- Cảnh thiên nhiên hùng vĩ: dòng suối, đèo núi hoang vu và rừng khuya sương lạnh => cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn và ấn tượng.

- Tiếng đàn t'rưng rộn rã: âm thanh đặc trưng của tiếng đàn t'rưng- một nhạc cụ phổ biến => lan tỏa làm say đắm từ đó tạo ra không gian âm nhạc.

- Mái nhà rông cao vút: kiến trúc truyền thống của người dân Tây Nguyên => sự gắn bó và tình yêu thương với tổ tiên, đất nước.

Câu 2: Khi còn bé được địu trên lưng mẹ. Khi lớn lên, mỗi bước chân của họ trong các hoạt động hàng ngày như kiếm củi, lấy nước, làm ruộng đều vấn vương nhịp điệu của đàn t'rưng.          

Câu 3: 

- Dưới mỗi gầm chòi cao lêu nghêu ở rẫy, đều có một chiếc đàn t'rưng cong cong như chiếc võng đưa em.

- Trong mùa lúa chín, trai làng thường gõ trên chiếc đàn t'rưng để đánh tiếng đuổi chim muông và thú rừng phá lúa.

- Tiếng đàn t'rưng rộn rã suốt ngày và thánh thót thâu đêm, làm ấm lòng những người canh rẫy trong rừng khuya sương lạnh.

Câu 4: Vì nó gắn bó sâu sắc trong tuổi thơ và cuộc sống hàng ngày của họ. Nó là âm điệu đặc trưng và đại diện cho văn hóa, truyền thống dân tộc Tây Nguyên. Sự hiện diện của tiếng đàn t'rưng mang lại cảm giác ấm áp, an lành và gợi lên những kỷ niệm đẹp trong tâm hồn người Tây Nguyên.

Câu 5: Sự gắn bó mạnh mẽ của người Tây Nguyên với thiên nhiên và văn hóa của vùng đất này. Cuộc sống của họ đơn giản, gắn liền với các hoạt động hàng ngày như kiếm củi, lấy nước, làm ruộng. Tiếng đàn t'rưng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và mang đến niềm vui, sự ấm áp và nhớ về quê hương.

PHẦN 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. HỆ THỐNG CÂU HỎI

Câu 1: Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Nêu tác dụng của việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn.

Cánh đồng cỏ của cao nguyên Gia Lai, Đắk Lắk vào mùa mưa có rất nhiều hồ nước. Đó là những vạt đất trũng, phơi nắng suốt mấy tháng mùa khô. Bước vào mùa mưa, chúng trở thành những hồ nước đầy ăm ắp như những chiếc gương lớn.

(Theo Thiên Lương)

Câu 2: Các từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây nói về ai? Việc dùng những

từ ngữ đó có tác dụng gì?

Xúc động trước tình cảm của người cha dành cho con gái và tiếng dương cầm da diết của người thiếu nữ mù, Bét-tô-ven đến bên cây đàn, ngồi xuống và bắt đầu chơi. Những nốt nhạc ngẫu hứng vang lên, tràn đầy cảm xúc yêu thương của nhà soạn nhạc thiên tài, lúc êm ái, nhẹ nhàng như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ như sóng sông Đa-nuýp.

(Theo Tiếng Việt 4, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022)

Câu 3: Các từ ngữ in đậm trong mỗi đoạn văn dưới đây thay thế cho những từ ngữ nào?

a. Đến Tây Bắc, bạn sẽ gặp những nghệ nhân người Mông thổi khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió. Hình bóng họ in trên nền trời xanh hệt như một tuyệt tác của thiên nhiên.

(Theo Hà Phong)

b. Một giây... hai giây... ba giây. Vèo một cái, con dơi buông người nhảy dù vào không trung rồi biến mất như một tia chớp. Chúng tôi vỗ tay reo hò ầm ĩ. Tối hôm ấy, chúng tôi rước đèn, chúng tôi phá cỗ, thỉnh thoảng lại ngước lên vòm trời trong biếc xem có thấy "nhà du hành" bay trở lại hay không.

(Theo Vũ Tú Nam)

c. Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót... Hót một lúc lâu, "nhạc sĩ giang hồ" không tên, không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ...

(Theo Ngọc Giao)

Câu 4: Chọn từ ngữ thay thế cho từ in đậm để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây:

- thành phố ngàn hoa

- thành phố du lịch

- thiên đường du lịch

Đà Lạt là địa danh du lịch nổi tiếng của nước ta. Đà Lạt níu chân du khách không chỉ vì khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ mà còn bởi nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Trong những ngày lưu lại ở Đà Lạt, du khách không thể không ghé thăm thung lũng Tình yêu, núi Lang Bi-ang, hồ Xuân Hương,... Đó là những địa danh huyền thoại đã làm nên một Đà Lạt mộng mơ. Để làm mới mình trong mắt du khách, gần đây, Đà Lạt xây dựng thêm một số điểm du lịch mới như làng Cù Lần, đồi chè Cầu Đất, vườn dâu tây Đà Lạt,... Những điểm du lịch này sẽ góp phần làm nên một Đà Lạt vừa truyền thống vừa hiện đại, giàu sức hút đối với du khách trong nước và thế giới.

(Lâm Anh)

2. 5 PHÚT TRẢ LỜI

Câu 1: - Từ đó thay nhiều hồ nước

- Từ chúng thay những vạt đất 

- Tác dụng: liên kết các câu văn, tránh lặp các từ ngữ, giúp câu văn trở nên ngắn gọn và mạch lạc hơn.

Câu 2: Các từ ngữ in đậm trong đoạn văn nói về Bét-tô-ven. Việc dùng từ ngữ này có tác dụng tránh lặp từ ngữ trong đoạn văn, tạo sự rõ ràng và mạch lạc, trôi chảy.

Câu 3: a. những nghệ nhân người Mông

b. con dơi

c. con chim họa mi

Câu 4: Đà Lạt thứ nhất: thành phố ngàn hoa

- Đà Lạt thứ hai: thiên đường du lịch

- Đà Lạt thứ ba: thành phố du lịch

PHẦN 3. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN VIẾT

1. HỆ THỐNG CÂU HỎI

Câu 1: Đọc bản chương trình dưới đây và trả lời câu hỏi:

a. Chương trình trên nhằm triển khai hoạt động nào?

b. Chương trình gồm có mấy mục? Đó là những mục nào?

c. Mỗi mục gồm những nội dung gì?

Câu 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết chương trình hoạt động.

2. 5 PHÚT TRẢ LỜI

Câu 1: 

a. Chương trình trên nhằm triển khai hoạt động “Tiết học biên cương”.

b. Chương trình gồm có 4 mục. Đó là mục đích, thời gian và địa điểm, chuẩn bị, kế hoạch thực hiện 

c. - Mục đích: nêu mục đích của hoạt động

- Thời gian và địa điểm: thời gian, địa điểm

- Chuẩn bị: nêu từng bước chuẩn bị cho chương trình

- Kế hoạch thực hiện: thời gian, nội dung và người phụ trách

Câu 2: 

- Những hoạt động chuẩn bị

- Cách lập kế hoạch thực hiện


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức, soạn tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức trang 61, soạn tiếng Việt 5 tập 2 KNTT trang 61

Bình luận

Giải bài tập những môn khác