Giải VBT tiếng Việt 5 kết nối bài 13: Đàn t’rưng – tiếng ca đại ngàn
Giải chi tiết VBT tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 13: Đàn t’rưng – tiếng ca đại ngàn. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
BÀI 13 - ĐÀN T'RƯNG – TIẾNG CA ĐẠI NGÀN
Luyện từ và câu: Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế
Bài 1: Đọc đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 62) và thực hiện yêu cầu.
a. Mỗi từ in đậm trong đoạn văn thay thế cho từ ngữ nào?
b. Nêu tác dụng của việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn.
Bài giải chi tiết:
a.
– Từ in đậm “đó” thay thế cho từ ngữ: cánh đồng cỏ của cao nguyên Gia Lai, Đắk Lắk
– Từ in đậm “chúng” thay thế cho từ ngữ: những vạt đất trũng
b. Tác dụng của việc thay thay thế từ ngữ trong đoạn văn giúp liên kết các câu văn với nhau, làm cho những từ ngữ cùng chỉ một đối tượng rút ngắn lại, tránh sự trùng lặp với nhau mà vẫn làm cho người đọc, người nghe hiểu được ý nghĩa câu văn.
Bài 2: Các từ ngữ in đậm trong đoạn văn ở bài tập 2 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 63) nói về ai? Việc dùng những từ ngữ đó có tác dụng gì?
Bài giải chi tiết:
- Các từ ngữ in đậm trong đoạn văn nói về nhà soạn nhạc cổ điển người Đức Bét-tô-ven (Beethoven, 1770 – 1827). Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kì âm nhạc cổ điển sang thời kì âm nhạc lãng mạn.
- Việc dùng những từ ngữ đó có tác dụng ca ngợi, làm nổi bật lên tài năng, tên tuổi của người được nhắc đến. Giúp đoạn văn gợi hình, gợi cảm và lôi cuốn hơn.
Bài 3: Từ ngữ in đậm trong mỗi đoạn văn ở bài tập 3 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 63) thay thế cho từ ngữ nào?
Đoạn văn | Từ ngữ in đậm | Từ ngữ được thay thế (ở câu trước) |
a | ||
b | ||
c |
Bài giải chi tiết:
Đoạn văn | Từ ngữ in đậm | Từ ngữ được thay thế (ở câu trước) |
a | họ | những nghệ nhân người Mông thổi khèn |
b | nhà du hành | con dơi |
c | nhạc sĩ giang hồ | con chim hoạ mi |
Bài 4: Chọn từ ngữ thay thế cho mỗi từ in đậm trong đoạn văn ở bài tập 4 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 64) rồi điền vào bảng dưới đây theo ý em.
Từ được thay thế | Từ dùng để thay thế | |
Đà Lạt (1) | ||
Đà Lạt (2) | ||
Đà Lạt (3) |
Bài giải chi tiết:
Từ được thay thế | Từ dùng để thay thế | |
Đà Lạt (1) | Thành phố du lịch | |
Đà Lạt (2) | thiên đường du lịch | |
Đà Lạt (3) | thành phố ngàn hoa |
Bài giải chi tiết:
“Đàn t’rưng – tiếng ca đại ngàn” giúp em cảm nhận cuộc sống và con người Tây Nguyên thật êm đềm, nhẹ nhàng và du dương. Cuộc sống lao động của họ tuy vất vả nhưng luôn vui tươi, ví cuộc sống như một bài nhạc không có hồi kết có lẽ không sai. Con người sống hoà thuận, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.
Viết: Tìm hiểu cách viết chương trình hoạt động
Bài 1: Đọc bản chương trình ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 64 – 65) và trả lời câu hỏi.
a. Chương trình nhằm triển khai hoạt động nào?
b. Chương trình gồm có mấy mục?
c. Điền tên và nội dung của từng mục trong bản chương trình vào bảng dưới đây:
Tên mục | Nội dung |
Bài giải chi tiết:
a. Chương trình trên nhằm triển khai hoạt động: Tiết học biên cương – tìm hiểu cột mốc biên giới và nhiệm vụ người dân trong bảo vệ cột mốc biên giới.
b. Chương trình gồm có 4 mục, đó là các mục:
(1) Mục đích
(2) Thời gian và địa điểm
(3) Chuẩn bị
(4) Kế hoạch thực hiện
c.
Tên mục | Nội dung |
Mục đích | Nêu lí do thực hiện chương trình, lợi ích chương trình mang lại. |
Thời gian và địa điểm | Nêu thời gian tổ chức, địa điểm tổ chức. |
Chuẩn bị | Thành lập ban tổ chức và phân công nhiệm vụ. |
Kế hoạch thực hiện | Nêu thời gian, nội dung và người phụ trách tiến hành nội dung: + Tham quan Đài quan sát và cột mốc; + Nghe giới thiệu về lịch sử hình thành cột mốc, việc quản lí và bảo vệ cột mốc; + Nêu câu hỏi về cột mốc, biên giới và công việc của các cán bộ, chiến sĩ biên phòng; + Giao lưu văn nghệ và chụp ảnh kỉ niệm. |
Bài 2: Theo em, cần lưu ý những điểm gì khi viết chương trình hoạt động?
Bài giải chi tiết:
Những điểm cần lưu ý khi viết chương trình hoạt động:
+ Các hoạt động chuẩn bị phải thực sự liên quan và phù hợp với chủ đề hoạt động.
+ Kế hoạch thực hiện phải được lập gồm các mục: mục đích, thời gian và địa điểm, chuẩn bị, kế hoạch thực hiện,…
+ Có thể bổ sung thêm mục nhằm lí giải và phân công, thực hiện nội dung rõ ràng, phục vụ mục đích của chương trình muốn tổ chức.
Vận dụng
Bài tập: Tìm đọc 2 – 3 bài ca dao về di tích, lễ hội hoặc sản vật độc đáo của một địa phương.
Bài ca dao nói đến di tích, lễ hội hoặc sản vật nào? | |
Nêu ý nghĩa của bài ca dao. |
Bài giải chi tiết:
Bài ca dao nói đến di tích, lễ hội hoặc sản vật nào? | Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba - Ca dao nói về lễ hội đền Hùng/ giỗ tổ Hùng Vương |
Nêu ý nghĩa của bài ca dao. | Bài ca dao nhắc nhở con cháu nhớ về lễ hội đền Hùng cũng như gợi lòng biết ơn về công lao xây dựng nước nhà. |
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT tiếng Việt 5 kết nối tri thức , Giải VBT tiếng Việt 5 KNTT, Giải VBT tiếng Việt 5 bài 13: Đàn t’rưng – tiếng ca đại
Bình luận