Giải VBT tiếng Việt 5 kết nối bài 19: Danh y Tuệ Tĩnh

Giải chi tiết VBT tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 19: Danh y Tuệ Tĩnh. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

BÀI 19 - DANH Y TUỆ TĨNH - LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA VÀ TỪ ĐA NGHĨA

Bài 1: Chọn từ thích hợp nhất trong các từ đồng nghĩa (in nghiêng) điền vào chỗ trống.

Từ nhỏ, Lương Thế Vinh đã .................................... (lừng danh/ nổi tiếng/ nức tiếng) về óc .................................... (xem xét/ nhìn/ quan sát) và tính toán. Một hôm, cậu đem một quả bưởi ra bãi cỏ làm bóng chơi với các bạn. Đang chơi, bỗng quả bưởi .................................... (lăn/ bay) xuống một cái hố gần đó. Bọn trẻ nhìn xuống cái hố đầy nuối tiếc. Vinh bảo bọn trẻ lấy nước đổ vào cái hố ấy. Nước .................................... (dâng/ tăng) đến đâu, bưởi nổi lên đến đó.

(Theo Vũ Ngọc Khánh)

Bài giải chi tiết:

Từ nhỏ, Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về quan sát và tính toán. Một hôm, cậu đem một quả bưởi ra bãi cỏ làm bóng chơi với các bạn. Đang chơi, bỗng quả bưởi lăn xuống một cái hố gần đó. Bọn trẻ nhìn xuống cái hố đầy nuối tiếc. Vinh bảo bọn trẻ lấy nước đổ vào cái hố ấy. Nước dâng đến đâu, bưởi nổi lên đến đó.

Bài 2: Khoanh vào từ không đồng nghĩa với những từ còn lại trong mỗi dãy từ sau:

a. nhân dân, đồng bào, bạn bè, quốc dân

b. dũng cảm, liều lĩnh, gan dạ, can đảm

c. tổ quốc, non sông, nhà nước, đất nước

Bài giải chi tiết:

Từ không đồng nghĩa với những từ còn lại trong mỗi dãy từ là:

a. bạn bè

b. liều lĩnh

c. nhà nước

Bài 3: Đọc bài thơ ở bài tập 3 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 99) và thực hiện yêu cầu.

a. Xếp các từ in đậm vào cột thích hợp.

Từ

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

Không có chân có cánh

  

Mà lại gọi: con sông?

  

Không có lá có cành

  

Lại gọi là: ngọn gió?

(Xuân Quỳnh)

  

 

b. Đặt một câu có từ in đậm được sử dụng với nghĩa chuyển.

M: Rừng là lá phổi xanh của trái đất.

Bài giải chi tiết:

a.

Từ

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

Không có chân có cánh

chân, cánh

 

Mà lại gọi: con sông?

  

Không có lá có cành

 

Lại gọi là: ngọn gió?

(Xuân Quỳnh)

 

ngọn

b.

– Lá cờ Tổ quốc tung bay trên nóc nhà.

– Bên bếp, những ngọn lửa bập bùng cháy.

Bài 4: Nối từ ăn trong mỗi nhóm với nghĩa phù hợp.

BÀI 19 - DANH Y TUỆ TĨNH - LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA VÀ TỪ ĐA NGHĨA

Bài giải chi tiết:

BÀI 19 - DANH Y TUỆ TĨNH - LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA VÀ TỪ ĐA NGHĨA

Bài 5: Viết đoạn văn (3 – 4 câu) nêu cảm nghĩ của em về danh y Tuệ Tĩnh, trong đó có sử dụng một cặp từ đồng nghĩa.

Bài giải chi tiết:

Cuộc đời của danh y Tuệ Tĩnh thật vẻ vang và đầy tự hào. Người lương y này tận dụng những gì sẵn có, coi nhiệm vụ chữa bệnh cho nhân dân, quân sĩ là trên hết. Có lẽ phần nào nhờ công của ông, nhân dân ta mới phát hiện và áp dụng cách dùng cây cỏ trong tự nhiên làm thuốc chữa bệnh phổ biến như ngày nay.

Bài 6: Từ lạnh trong mỗi câu dưới đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Đánh dấu √ vào tô thích hợp.

Câu

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

a. Anh ấy là người có trái tim nóng và cái đầu lạnh.

  

b. Mùa đông nước Nga rất lạnh và thường có tuyết rơi.

  

c. Chứng kiến vụ tai nạn, ai nấy lạnh cả người.

  

Bài giải chi tiết:

Câu

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

a. Anh ấy là người có trái tim nóng và cái đầu lạnh.

 

b. Mùa đông nước Nga rất lạnh và thường có tuyết rơi.

 

c. Chứng kiến vụ tai nạn, ai nấy lạnh cả người.

 

Viết: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng (Bài viết số 1)

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc lập Câu lạc bộ Đọc sách.

Đề 2: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc phát triển hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường.

Bài 1: Dựa vào các ý đã tìm ở trang 70 – 71, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.

Bài giải chi tiết:

* Đề 1: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc lập Câu lạc bộ Đọc sách.

Trường em sắp thành lập Câu lạc bộ Đọc sách, em hoàn toàn tán thành với kế hoạch này. Lí do thứ nhất vì các bạn học sinh hiện nay không có thói quen đọc sách nhiều. Các bạn trong lớp của em hầu như đều nói, thời gian rảnh sẽ dành cho xem tivi, điện thoại và chơi trò chơi điện tử. Hầu như các bạn không hứng thú với việc cầm một cuốn sách để đọc và nghiền ngẫm. Lí do thứ hai vì tri thức trong sách có rất nhiều, con người phải đọc sách thì mới có thể học và biết thêm được. Đó cũng là lí do vì sao nên mua sách xuất bản thay vì sách in, sách trên mạng. Các thông tin xuất bản được chứng thực và đảm bảo tính đúng đắn hơn là các nội dung trôi nổi trên in-tơ-nét. Đọc kiến thức đúng giúp con người hiểu đúng, biết nhiều hơn. Lí do thứ ba vì từ đọc sách, sẽ có thêm nhiều câu chuyện, nhiều chủ đề thảo luận, nói chuyện cho các bạn học sinh. Thay vì các chủ đề phiếm, những nội dung dù vui nhưng không lịch sự, thiếu văn hoá vẫn dễ lan truyền trong cộng đồng người trẻ tuổi – sách sẽ mang lại nhiều nội dung để chia sẻ, lan toả cho nhau ý nghĩa hơn. Suy cho cùng, em thấy việc thành lập Câu lạc bộ Đọc sách là hợp lí, mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho học sinh trong trường. Hi vọng câu lạc bộ Đọc sách sẽ sớm được thành lập trong thời gian gần đây.

* Đề 2: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc phát triển hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường.

Việc phát triển hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường là một ý kiến hay, em đồng tình và ủng hộ kế hoạch này được thực hiện. Lí do thứ nhất, thể dục thể thao giúp tăng cường, rèn luyện sức khoẻ; tinh thần lạc quan, thoải mái. Điều này chứng minh qua những giờ học thể chất, hầu như bạn nào cũng rất mong muốn được ra khỏi bàn học, vận động tay chân cho thoải mái. Trong giờ thể chất, chúng em dù có mất trật tự, dù có hiếu động nhưng đó là biểu hiện của sự thoải mái, vui vẻ. Lí do thứ hai, nhà trường chủ yếu đề cao chú trọng hoạt động học tập, coi nhẹ các hoạt động thể dục thể thao, thậm chí coi nhẹ môn Giáo dục Thể chất. Em từng nghe các bạn nói không sợ môn thể chất vì kiểu gì cũng có thể dễ dàng thi và thi đạt. Nhiều bạn trong giờ thể dục toàn trường cũng không chịu tập, bỏ bê và coi như tập thể dục rất mệt mỏi, không mang lại lợi ích gì. Song, khi hiểu rõ tác dụng của thể dục thể thao, em nghĩ việc vận động sẽ được tích cực hơn, mọi người cùng tôn trọng giáo dục thể chất thì học sinh cũng sẽ hiểu đúng về hoạt động bổ ích này. Tóm lại, nếu việc phát triển hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường được thực hiện, em nghĩ sẽ được phần đông các bạn ủng hộ và mong muốn tham gia, thực hiện.

Bài 2: Đọc soát đoạn văn em đã viết, đánh dấu vào những yêu cầu mà bài làm của em đã đạt được.

Tiêu chí rà soát bài viết

Ý kiến của em

Không

Bố cục

Đoạn văn có đầy đủ 3 phần không?

 

 

Phần mở đoạn có nêu được ý kiến tán thành rõ ràng không?

Lí lẽ và dẫn chứng có được sắp xếp hợp lí không?

Nội dung

Có nêu được lí do vì sao tán thành ý kiến không?

 

 

Dẫn chứng có làm sáng rõ cho lí do không?

Diễn đạt

Có mắc lỗi dùng từ không?

 

 

Có mắc lỗi viết câu không?

Có sử dụng được một số từ ngữ thể hiện ý kiến tán thành không? (chẳng hạn: tán thành, ủng hộ quan điểm, hoàn toàn đồng ý, rất xác đáng, hoàn toàn đồng tình,…) để nêu ý kiến tán thành không?

Bài giải chi tiết:

- Em đọc soát lại bài làm của mình và đánh dấu những điều mình đã làm được.

Bài 3: Ghi lại những lỗi cần sửa và dự kiến cách sửa.

Lỗi cần sửa

Cách sửa

 

 

Bài giải chi tiết:

- Em ghi lại những lỗi của bản thân (nếu có) và định hướng cách sửa dựa theo các mục sau:

+ Câu mở đầu viết đã đúng theo yêu cầu của cách viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành hay chưa?

+ Các ý triển khai đã nêu được lí do, dẫn chứng thuyết phục hay chưa?

+ Đoạn văn đã có câu kết chưa?

+ Giữa các phần có sự liên kết với nhau hay chưa?

+ Chính tả.

Vận dụng

Bài tập: Tìm đọc sách báo viết về những thầy thuốc nổi tiếng của Việt Nam.

- Tên sách báo: ........................................................................

- Thầy thuốc trong sách báo em đã đọc là ai? Thầy thuốc đó có đóng góp gì cho nền y học Việt Nam?

Bài giải chi tiết:

* Danh y Hải Thượng Lãn Ông

- Tên sách báo: Danh y Hải Thượng Lãn Ông

- Tên thầy thuốc: Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác (1720 – 1791). Ông sinh ra tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học: Ông nội, các chú các bác đều đỗ Tiến sĩ và làm quan trong triều. Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông. Ông là người con thứ 7 nên còn được gọi với tên là cậu Chiêu Bảy.

+ Những đóng góp: Ông là nhà Y học lớn, nhà Văn hóa lớn của nước ta, là tác giả của pho sách trứ danh Lãn Ông Tâm Lĩnh hay Hải Thượng y tông Tâm Lĩnh. gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ánh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông. Sự nghiệp Y học của Hải Thượng Lãn Ông đã góp phần to lớn xây dựng nền Y học dân tộc nước nhà, nên được suy tôn là Đại y tôn Việt Nam.

* Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch:

- Tên sách báo: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch

- Tên thầy thuốc: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (1909 - 1968), sinh ra tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Năm 1928, ông là sinh viên Trường đại học Y khoa Hà Nội. Năm 1934, tốt nghiệp Bác sĩ y khoa tại Pháp. Sau hai năm, ông trở về Sài Gòn, mở phòng khám và bệnh viện tư chuyên chữa bệnh lao và bệnh phổi.

- Những đóng góp: Công lao của ông đối với ngành y tế miền Nam thật là to lớn. Hơn ai hết, ông quan tâm đến chiến trường miền Nam, ngay từ sau năm 1955, ông đã tập hợp cán bộ miền Nam, phần lớn là y tá, để bổ túc thành y sĩ rồi bác sĩ, cũng như bổ túc dược tá thành dược sĩ trung học, rồi dược sĩ đại học và cử đi vào chiến trường.

+ Là người sáng lập Viện Chống lao Trung ương. Đã chỉ đạo nhiều công trình nghiên cứu về phòng lao (BCG chết), chữa lao (kích sinh chất filatop, subtilis) cũng như nhiều bệnh phổi (viêm phế quản mạn, bụi phổi, nấm phổi, kí sinh trùng phổi, vv.), đặt nền móng cho hình thành chuyên khoa lao và các bệnh phổi ở Việt Nam. Xây dựng mạng lưới y tế Việt Nam, tổ chức y tế cơ sở làm tiền đề cho triển khai đường lối chăm sóc sức khỏe ban đầu sau này. Được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh (1996).

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải VBT tiếng Việt 5 kết nối tri thức , Giải VBT tiếng Việt 5 KNTT, Giải VBT tiếng Việt 5 bài 19: Danh y Tuệ Tĩnh

Bình luận

Giải bài tập những môn khác