Giải VBT tiếng Việt 5 kết nối bài 25: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

Giải chi tiết VBT tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 25: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

BÀI 25: TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ

Luyện từ và câu: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ

Bài 1 (trang 94): Đọc bài ca dao trong bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 123) và trả lời câu hỏi.

a. Từ trông được lặp lại mấy lần?

b. Từ trông được lặp lại nhiều lần để nhấn mạnh tâm trạng, cảm xúc gì của người nông dân về công việc đồng áng? Đánh dấu Tech12h vào ô trống trước những ý đúng:

Tech12h Lo lắng                                             

Tech12h Mong đợi

Tech12h Hi vọng                                            

Tech12h Vui mừng

Bài giải chi tiết: 

a. Từ trông được lặp lại 8 lần.

b.

Tech12h Lo lắng                                             

Tech12h Mong đợi

Tech12h Hi vọng                                            

Tech12h Vui mừng

- Việc lặp lại đó có tác dụng: nhấn mạnh người nông dân có nhiều nỗi lo về công việc đồng áng; nhấn mạnh người nông dân luôn phải vất vả, lo toan nhiều bề; muốn nói thời tiết và những yếu tố khách quan làm cho người nông dân không đoán định trước được mùa màng, thu hoạch.

Bài 2 (trang 94): Gạch dưới từ được lặp lại trong câu tục ngữ dưới đây và điền thông tin vào bảng.

Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Từ được lặp lại

Tác dụng của việc lặp lại từ đó

 

 

 

Bài giải chi tiết: 

Từ được lặp lại

Tác dụng của việc lặp lại từ đó

 

Học

- Việc lặp lại từ học có tác dụng nhấn mạnh mỗi người trong đời cần phải học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm, tri thức từ nhiều người, nhiều công việc; học để biết nhưng còn học để xử lí, học để ứng dụng, sử dụng được thứ đã học. Ý muốn nói sự học cần tỉ mỉ, suốt đời, học để làm cho bản thân trở nên tốt đẹp hơn.

Bài 3 (trang 95): Đọc đoạn thơ trong bài tập 3 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 124) và trả lời câu hỏi.

a. Từ bỗng xuất hiện mấy lần trong đoạn thơ?

b. Việc lặp lại nhiều lần từ bỗng có tác dụng gì? Đánh dấu  Tech12hvào ô trống trước ý đúng.

Tech12h Nhấn mạnh niềm vui của chú gà con vì được mẹ yêu thương.

Tech12h Nhấn mạnh niềm vui của chú gà con vì được ra khỏi quả trứng.

Tech12h Nhấn mạnh sự tươi đẹp của thiên nhiên mà chú gà con quan sát được.

Tech12h Nhấn mạnh sự ngỡ ngàng của chú gà con trước những điều mới mẻ.

Bài giải chi tiết: 

a. Từ bỗng xuất hiện trong đoạn thơ 3 lần.

b.

Tech12h Nhấn mạnh niềm vui của chú gà con vì được mẹ yêu thương.

Tech12h Nhấn mạnh niềm vui của chú gà con vì được ra khỏi quả trứng.

Tech12h Nhấn mạnh sự tươi đẹp của thiên nhiên mà chú gà con quan sát được.

Tech12h Nhấn mạnh sự ngỡ ngàng của chú gà con trước những điều mới mẻ.

Bài 4 (trang 95): Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(Thép Mới)

a. Gạch dưới từ được lặp lại ở tất cả các câu trong đoạn văn.

b. Cho biết việc lặp lại từ đó có tác dụng gì.

Bài giải chi tiết: 

a.

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

b. Việc lặp lại từ tre có tác dụng: đề cao vai trò của hình ảnh cây tre trong đời sống con người Việt Nam khi xưa cho tới tận bây giờ. Tre là loài cây biểu tượng và gắn liền với làng của người Việt. Tre che chắn và ẩn náu cho dân làng, kiên cố làng Việt. Tre trải qua những ngày tháng chiến tranh, đồng hành và gắn bó như máu mủ, người thân của ta. Lặp lại nhiều lần từ tre nhằm thể hiện tình yêu, sự quan trọng và gắn bó một lòng của dân ta với cây tre Việt Nam. Khó có quốc gia nào yêu tre như dân ta.

Bài 5 (trang 95): Chọn một câu dưới đây để hoàn thiện đoạn văn có sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ. Đánh dấu Tech12h vào ô trống trước câu em chọn.

Ngày tốt nghiệp, cô ôm chúng tôi và nhắc lại kỉ niệm với từng đứa. Cô nhớ lần Nga khóc nhè vì mất chiếc bút yêu thích. (...)

Tech12h Cô nhắc lại lần Minh chạy ào đến ôm cô ngay khi cán đích đầu tiên trong giải bơi của trường, khiến hai cô trò cùng ướt sũng.

Tech12h Cô nhớ lần Linh tỉ mỉ ngồi gấp một bông hoa giấy tặng cô.

Tech12h Cả lớp xúm vào an ủi, Nga lại cười tươi như chẳng có chuyện gì.

Tech12h Chiếc bút ấy là quà mẹ tặng cho Nga.

Bài giải chi tiết: 

Tech12h Cô nhắc lại lần Minh chạy ào đến ôm cô ngay khi cán đích đầu tiên trong giải bơi của trường, khiến hai cô trò cùng ướt sũng.

Tech12h Cô nhớ lần Linh tỉ mỉ ngồi gấp một bông hoa giấy tặng cô.

Tech12h Cả lớp xúm vào an ủi, Nga lại cười tươi như chẳng có chuyện gì.

Tech12h Chiếc bút ấy là quà mẹ tặng cho Nga.

Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ

Bài 1 (trang 96): Đọc đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 125) và thực hiện các yêu cầu.

a. Tìm phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn và cho biết ý chính của mỗi phần.

Mở đầu

Từ đầu đến ………………..

 

Triển khai

Tiếp theo đến …………………..

 

Kết thúc

Phần còn lại.                   

 

 b. Những điều gì ở bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà khiến người viết yêu thích hoặc xúc động?

- Bài văn gợi lên bức tranh sống động.

- Bài văn tả tiếng đàn thật hay.

- …………………….

c. Tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua những từ ngữ, câu văn nào?

Bài giải chi tiết: 

a.

Mở đầu

Từ đầu đến “những ấn tượng đẹp”

Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và ấn tượng cho người viết.

Triển khai

Tiếp theo đến “xúc động biết mấy!”

Nêu những vẻ đẹp trong bài thơ và thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết với bài thơ.

Kết thúc

Phần còn lại          

Nhấn mạnh một lần nữa tình cảm, vẻ đẹp của bài thơ.

 b. Những điều ở bài thơ khiến người viết yêu thích hoặc xúc động là:

– Bài thơ gợi lên bức tranh sống động.

– Bài thơ tả tiếng đàn thật hay.

– Bài thơ dùng những từ ngữ miêu tả gợi cảm, gợi hình.

c. Tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua:

– Những từ ngữ: ấn tượng, hay, như nghe thấy, giúp chúng ta, toả đi muôn nơi, tươi đẹp hơn, xúc động, cảm ơn, hay, đẹp, tình hữu nghị, thắm thiết, bền chặt.

– Những câu văn:

+ Bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà của tác giả Quang Huy để lại trong tôi những ấn tượng đẹp.

+ Bài thơ tả tiếng đàn thật là hay!

+ Tôi như nghe thấy những cung bậc âm thanh khi dìu dặt, khi náo nức, vang ngân của tiếng đàn ba-la-lai-ca.

+ Những người bạn quốc tế đã giúp chúng ta xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Sông Đà, mang dòng ánh sáng toả đi muôn nơi, để cuộc sống tươi đẹp hơn. Xúc động biết mấy!

+ Cảm ơn nhà thơ Quang Huy đã viết bài thơ thật hay, thật đẹp về tiếng đàn ba-la-lai-ca và tình hữu nghị thắm thiết, bền chặt.

Bài 2 (trang 97): Theo em, cần lưu ý những điều gì khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc?

Bài giải chi tiết: 

Những điều cần lưu ý khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc:

– Bố cục đoạn văn

– Những điều yêu thích ở bài thơ

– Những cách thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ

+ Dùng từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc

+ Sử dụng câu cảm

Vận dụng

Bài 1 (trang 97): Đọc cho người thân một bài thơ viết cho thiếu nhi và chia sẻ cảm nghĩ của em về bài thơ đó.

- Em sẽ đọc bài thơ nào cho người thân nghe?

- Em muốn chia sẻ với người thân những cảm xúc, suy nghĩ gì về bài thơ?

Bài giải chi tiết: 

Cô giáo của con

Mỗi khi vào lớp

Cô cười thật tươi

Say sưa giảng bài

Giọng cô ấm áp

Bạn nào hay nghịch

Cô chẳng thích đâu

Bạn nào chăm ngoan

Cô yêu lắm đấy

Cần như hạt muối

Đẹp như hoa rừng

Cô giáo của con

Ai mà chẳng quý.

– Cảm nghĩ của em về bài thơ: Bài thơ hay nói về việc làm, điều cô giáo làm. Cô giáo tốt như người mẹ thứ hai của các bạn học sinh. Em cũng yêu cô giáo của mình như bạn nhỏ trong bài thơ.

Bài 2 (trang 98): Ghi lại thông tin về câu chuyện kể về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (nhà văn, nhà thơ, diễn viên, đạo diễn,...) mà em đã đọc.

- Tên câu chuyện:

- Câu chuyện kể về ai?

- Người đó làm trong lĩnh vực nghệ thuật nào?

Bài giải chi tiết: 

- Tên câu chuyện: Cha con nghệ sĩ Quốc Tuấn và câu chuyện truyền cảm hứng.

- Câu chuyện kể về: nghệ sĩ Quốc Tuấn – Người cha dành hết tình yêu thương để đồng hành cùng con trai trong hành trình chữa bệnh.

- Người đó làm trong lĩnh vực nghệ thuật: diễn viên.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải VBT tiếng Việt 5 kết nối tri thức , Giải VBT tiếng Việt 5 KNTT, Giải VBT tiếng Việt 5 bài 25: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

Bình luận

Giải bài tập những môn khác