Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tập 1 Ôn tập tuần 14: Nghệ thuật muôn màu
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tri thức Ôn tập tuần 14: Nghệ thuật muôn màu có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 8:
Bài thơ “Bài ca Trái Đất” của nhà thơ Định Hải mở đầu với lời giới thiệu thật gần gũi, khiến người đọc có cảm giác Trái Đất giống như một người bạn. Hình ảnh “quả bóng xanh bay giữa trời xanh”, điểm tô một vài cánh hải âu vờn sóng, hoà với tiếng gù ấm áp của bồ câu đã đem đến cho người đọc cảm xúc trong trẻo về một Trái Đất tươi đẹp và thanh bình. Trong không gian ngập tràn sắc xanh ấy, các bạn nhỏ năm châu không phân biệt màu da, hồn nhiên, vui vẻ nắm tay nhau ca múa. Bài ca ấy chính là bài ca Trái Đất – bài ca hoà bình – bài ca của niềm tin và hi vọng mà tác giả đã gửi gắm vào những dòng thơ. Lời thơ, nhịp thơ ngân vang, giàu nhạc điệu. Nhờ thế, sức lan toả về thông điệp hoà bình của bài thơ trở nên diệu kì.
Hạnh Dương
Câu 1: Đoạn văn viết về điều gì?
A. Đoạn văn viết về tình cảm, cảm xúc của bạn nhỏ về “Bài ca Trái Đất” của nhà thơ Định Hải.
- B. Thông điệp ý nghĩa của bài thơ “Bài ca Trái Đất” của nhà thơ Định Hải.
- C. Nghệ thuật của bài thơ “Bài ca Trái Đất” của nhà thơ Định Hải.
- D. Cái đẹp của bài thơ “Bài ca Trái Đất” của nhà thơ Định Hải.
Câu 2: Câu văn dưới đây thuộc phần nào trong cấu trúc đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ?
Bài thơ “Bài ca Trái Đất” của nhà thơ Định Hải mở đầu với lời giới thiệu thật gần gũi, khiến người đọc có cảm giác Trái Đất giống như một người bạn.
A. Phần mở đầu.
- B. Phần triển khai.
- C. Phần kết thúc.
- D. Phần mở đầu hoặc kết thúc.
Câu 3: Người viết đã giới thiệu những gì ở câu văn mở đầu?
- A. Tên tác giả.
- B. Tên bài thơ.
- C. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
D. Tên bài thơ, tên tác giả và nêu cảm nhận chung về bài thơ.
Câu 4: Câu văn nào dưới đây thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết về bài thơ “Bài ca Trái Đất” của nhà thơ Định Hải?
- A. Trong không gian ngập tràn sắc xanh ấy, các bạn nhỏ năm châu không phân biệt màu da, hồn nhiên, vui vẻ nắm tay nhau ca múa.
- B. Bài ca ấy chính là bài ca Trái Đất – bài ca hoà bình – bài ca của niềm tin và hi vọng mà tác giả đã gửi gắm vào những dòng thơ
C. Sức lan toả về thông điệp hoà bình của bài thơ trở nên diệu kì.
- D. Bài thơ “Bài ca Trái Đất” của nhà thơ Định Hải mở đầu với lời giới thiệu thật gần gũi, khiến người đọc có cảm giác Trái Đất giống như một người bạn.
Câu 5: Những điều mà người viết yêu thích ở bài thơ “Bài ca trái đất” là gì?
- A. Ý nghĩa thông điệp mà bài thơ truyền tải, hình ảnh thơ đặc sắc.
B. Hình ảnh thơ đặc sắc, ý nghĩa thông điệp mà bài thơ truyền tải và lời thơ, nhịp thơ.
- C. Lời thơ, nhịp thơ ấn tượng.
- D. Ý nghĩa thông điệp mà bài thơ truyền tải và lời thơ, nhịp thơ.
Câu 6: Thông điệp mà người viết rút ra từ bài thơ “Bài ca trái đất” là gì?
- A. Thông điệp về bảo vệ môi trường.
- B. Thông điệp về sự đoàn kết.
C. Thông điệp về hòa bình.
- D. Thông điệp về tình yêu thương.
Câu 7: Hình ảnh “quả bóng xanh bay giữa trời xanh” đã gợi cảm xúc gì cho người viết?
A. Cảm xúc trong trẻo về một Trái Đất tươi đẹp và thanh bình.
- B. Sự tin tưởng vào hòa bình thế giới trong tương lai.
- C. Sự hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn.
- D. Cảm xúc háo hức, mong đợi sự phát triển của xã hội.
Câu 8: Câu cuối đoạn văn khẳng định điều gì?
- A. Tình yêu hòa bình của nhà thơ.
- B. Sự độc đáo của bài thơ.
C. Thông điệp hoà bình của bài thơ trở nên diệu kì nhờ vào lời thơ và nhịp thơ ngân vang.
- D. Bài thơ giàu giá trị lan tỏa.
Câu 9: Điệp từ, điệp ngữ là gì?
A. Là biện pháp lặp lại từ ngữ.
- B. Là biện pháp đối chiếu điểm giống và khác giữa hai sự vật.
- C. Là biện pháp sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách…của người để chỉ vật.
- D. Là biện pháp gọi tên sự vật, sự việc bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.
Câu 10: Theo bài đọc “Trí tưởng tượng phong phú”, khi Giô-an nghĩ ra nhiều câu chuyện thì cô thường kể cho ai nghe?
- A. Mẹ.
- B. Bố.
C. Em gái.
- D. Chị gái.
Câu 11: Theo bài đọc “Trí tưởng tượng phong phú”, chi tiết nào trong bài đọc cho biết ngay từ nhỏ Giô-an Rô-linh đã có trí tưởng tượng rất phong phú?
- A. Khi cô nhìn thấy một cậu bé và nghĩ ra cả thế giới phép thuật kì thú.
B. Khi cô nhìn thấy một con thỏ và nghĩ ra câu chuyện để kể cho em gái nghe.
- C. Khi cô nhìn thấy một con sóc và nghĩ ra câu chuyện để kể cho em gái nghe.
- D. Khi cô nhìn thấy một cô bé và nghĩ ra cả thế giới phép thuật kì thú.
Câu 12: Câu thơ dưới đây, tác giả đã dùng biện pháp tu từ gì?
“Những tháp khoan nhô lê trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ”
- A. Điệp ngữ.
- B. So sánh.
C. Nhân hóa.
- D. Liệt kê.
Câu 13:“Náo nức” là từ loại gì?
- A. Từ ghép.
- B. Từ đơn.
C. Từ láy.
- D. Trợ từ.
Câu 14: Phần kết thúc của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ có nội dung gì?
A. Nhấn mạnh, khẳng định lại một lần nữa tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ đó.
- B. Nêu những cái hay của bài thơ.
- C. Nêu những cái đẹp của bài thơ.
- D. Giới thiệu tác giả của bài thơ.
Câu 15: Câu văn dưới đây thuộc phần nào trong cấu trúc của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ?
Bài thơ “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà” của tác giả Quang Huy để lại trong tôi những ấn tượng đẹp.
A. Phần mở đầu.
- B. Phần triển khai.
- C. Phần kết thúc.
- D. Phần mở đầu hoặc kết thúc.
Câu 16: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào trong cấu trúc của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ?
Dưới trăng, những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ, những tháp khoan nhô lên trời như đang ngẫm nghĩ và tiếng đàn ba-la-lai-ca ngân nga, vang xa... Bài thơ tả tiếng đàn thật là hay! Tiếng đàn như ngọn gió bình yên thổi qua rừng bạch dương. Tiếng đàn như ngọn sóng vỗ trắng phau ghềnh đá. Tiếng đàn ngân dài theo dòng trăng lấp loáng sông Đà. Tôi như nghe thấy những cung bậc âm thanh khi dìu dặt, khi náo nức, vang ngân của tiếng đàn ba-la-lai-ca. Tiếng đàn của cô gái đến từ đất nước Nga xa xôi giúp tôi cảm nhận về tình hữu nghị cao đẹp giữa các quốc gia. Những người bạn quốc tế đã giúp chúng ta xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Sông Đà, mang dòng ánh sáng toả đi muôn nơi, để cuộc sống tươi đẹp hơn.
- A. Phần mở đầu.
B. Phần triển khai.
- C. Phần kết thúc.
- D. Phần mở đầu hoặc kết thúc.
Câu 17: Những liên hệ từ nội dung, ý nghĩa của bài thơ thuộc phần nào trong cấu trúc đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ?
- A. Phần mở đầu.
- B. Phần triển khai.
C. Phần kết thúc.
- D. Phần mở đầu hoặc kết thúc.
Câu 18: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?
Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm
Em yêu tiếng chim
Đầu hồi lảnh lót
Mái vàng thơm phức
Rạ đầy sân phơi.
Em yêu ngôi nhà
Gỗ, tre mộc mạc
Như yêu đất nước
Bốn mùa chim ca.
- A. Ngôi nhà.
B. Em yêu.
- C. Thơm phức.
- D. Đất nước.
Câu 19: Tác giả của bài đọc “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà” là ai?
- A. Quang Dũng.
- B. Tản Đà.
C. Quang Huy.
- D. Chính Hữu.
Câu 20: Trong bài đọc bài đọc “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà”, tiếng đàn được miêu tả như thế nào?
- A. Giống với đám mây trôi nhẹ nhàng.
B. Giống như ngọn gió bình yên.
- C. Giống như cơn gió mùa hạ.
- D. Giống như tiếng chim mùa thu.
Câu 21: Trong bài đọc bài đọc “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà”, đâu là nhận xét ĐÚNG về hình ảnh cô gái Nga chơi đàn Ba-la-lai-ca trên công trường thủy điện sông Đà?
- A. Là hình ảnh cô gái mái tóc màu hạt dẻ đang đánh đàn Ba-la-lai-ca một cách say sưa, gợi tình hữu nghị tốt đẹp của nước ta với nước Lào.
B. Là hình ảnh cô gái mái tóc màu hạt dẻ đang đánh đàn Ba-la-lai-ca một cách say sưa, gợi tình hữu nghị tốt đẹp của nước ta với Liên Xô cũ.
- C. Là hình ảnh cô gái mái tóc màu hạt dẻ đang đánh đàn Ba-la-lai-ca một cách say sưa, gợi tình hữu nghị tốt đẹp của nước ta với nước Cuba.
- D. Là hình ảnh cô gái mái tóc màu hạt dẻ đang đánh đàn Ba-la-lai-ca một cách say sưa, gợi tình hữu nghị tốt đẹp của nước ta với Ba Lan.
Câu 22: Trong bài đọc bài đọc “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà”, nhà thơ muốn nói điều gì qua khổ thơ cuối?
- A. Muốn gửi ánh sáng tới các miền quê, thành thị để tận hưởng một ánh sáng dịu hiền.
- B. Gợi lên một tương lai tốt đẹp của thiên nhiên nơi sông Đà chảy.
- C. Gợi lên một khung cảnh đẹp đẽ, thơ mộng của ánh trăng cùng với tiếng đàn của cô gái Nga.
D. Vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp của tương lai, viễn cảnh đó chứa chan niềm cảm xúc của những người lao động hôm nay.
Câu 23: Những yếu tố nào dưới đây thuộc về mặt nội dung của một bài thơ?
- A. Từ ngữ.
B. Ý nghĩa, thông điệp từ bài thơ.
- C. Hình ảnh độc đáo.
- D. Biện pháp tu từ được sử dụng.
Câu 24: Theo em, thế nào là một bài thơ hay?
- A. Có nội dung ý nghĩa.
- B. Có đề tài độc đáo, khác biệt.
- C. Sử dụng thật nhiều biện pháp tu từ.
D. Có thông điệp ý nghĩa và nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh,…) đặc sắc.
Câu 25: Theo bài đọc “Trí tưởng tượng phong phú”, Giô-an Rô-linh là một cô bé như thế nào?
A. Một cô bé có trí tưởng tượng phong phú.
- B. Một cô bé có tấm lòng nhân hậu.
- C. Một cô bé lễ phép, hiếu thảo.
- D. Một cô bé có tinh thần ham học hỏi.
Bình luận