Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 26: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 kết nối Bài 26: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ thường có những phần nào?

  • A. Mở đầu.
  • B. Triển khai.
  • C. Kết thúc.
  • D. Mở đầu – Triển khai – Kết thúc.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không thuộc phần mở đầu của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ?

  • A. Giới thiệu tên bài thơ.
  • B. Nêu tình cảm, cảm xúc về bài thơ.
  • C. Giới thiệu tên tác giả.
  • D. Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.

Câu 3: Đâu là một trong những điều yêu thích ở bài thơ mà em có thể đưa vào đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ?

  • A. Nhân vật có phẩm chất tốt.
  • B. Cảnh vật trong bài thơ tươi đẹp.
  • C. Bài thơ ẩn chứa thông điệp ý nghĩa.
  • D. Nhân vật có phẩm chất tốt, cảnh vật trong bài thơ tươi đẹp hoặc bài thơ ẩn chứa thông điệp ý nghĩa.

Câu 4: Em sẽ thể hiện tình cảm, cảm xúc về yếu tố nào của bài thơ?

  • A. Những ý thơ hay, những hình ảnh độc đáo.
  • B. Số lượng câu thơ.
  • C. Sự nổi tiếng của tác giả.
  • D. Những đánh giá của người khác về bài thơ.

Câu 5: Những liên hệ từ nội dung, ý nghĩa của bài thơ thuộc phần nào trong cấu trúc đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ?

  • A. Phần mở đầu.
  • B. Phần triển khai.
  • C. Phần kết thúc.
  • D. Phần mở đầu hoặc kết thúc.

Câu 6: Thông  điệp mà người viết rút ra từ bài thơ “Bài ca trái đất” là gì?

  • A. Thông điệp về bảo vệ môi trường.
  • B. Thông điệp về sự đoàn kết.
  • C. Thông điệp về hòa bình.
  • D. Thông điệp về tình yêu thương.

Câu 7: Hình ảnh “quả bóng xanh bay giữa trời xanh” đã gợi cảm xúc gì cho người viết?

  • A. Cảm xúc trong trẻo về một Trái Đất tươi đẹp và thanh bình.
  • B. Sự tin tưởng vào hòa bình thế giới trong tương lai.
  • C. Sự hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn.
  • D. Cảm xúc háo hức, mong đợi sự phát triển của xã hội.

Câu 8: Câu cuối đoạn văn khẳng định điều gì?

  • A. Tình yêu hòa bình của nhà thơ.
  • B. Sự độc đáo của bài thơ.
  • C. Thông điệp hoà bình của bài thơ trở nên diệu kì nhờ vào lời thơ và nhịp thơ ngân vang.
  • D. Bài thơ giàu giá trị lan tỏa.

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Mưa 

Mưa ơi đừng rơi nữa
Mẹ vẫn chưa về đâu
Chợ làng mình xa lắm
Qua sông chẳng có cầu.

 

Mưa vẫn rơi vẫn rơi
Ào ào trên mái giạ
Con sông vào mùa hạ
Nước dâng đầy khó đi.

Trời mưa càng thương mẹ
Vai gầy nặng lo toan
Gió luồn qua kẽ liếp
Mưa ngập tràn mắt em.

Phạm Phương Lan

 

Câu 9: Bài thơ Mưa có chủ đề là gì?

  • A. Tình cảm mẹ con.
  • B. Tình bà cháu.
  • C. Tình bạn.
  • D. Tình anh em.

Câu 10: Vì sao bạn nhỏ muốn mưa ngừng rơi?

  • A. Bạn nhỏ không thích mưa.
  • B. Bạn nhỏ mong cho trời đừng mưa nữa để mẹ đỡ vất vả hơn, đi lại được dễ dàng hơn.
  • C. Bạn nhỏ không được đi chơi khi trời mưa.
  • D. Bạn nhỏ muốn đi tìm mẹ.

Câu 11: Em có tình cảm, cảm xúc gì khi đọc xong bài thơ trên?

  • A. Yêu mến các hiện tượng tự nhiên.
  • B. Tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.
  • C. Biết ơn, trân trọng sự vất vả của mẹ và yêu mẹ nhiều hơn.
  • D. Trân trọng công sức lao động của mẹ.

Câu 12: Theo em, thế nào là một bài thơ hay?

  • A. Có nội dung ý nghĩa.
  • B. Có đề tài độc đáo, khác biệt.
  • C. Sử dụng thật nhiều biện pháp tu từ.
  • D. Có thông điệp ý nghĩa và nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh,…) đặc sắc.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác