Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 1: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 kết nối Bài 1: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ

Câu 1: Những từ “vui, buồn, giận, hờn” là động từ chỉ gì?

  • A. Động từ chỉ hoạt động.
  • B. Động từ chỉ trạng thái.
  • C. Động từ chỉ trạng thái tiếp thu.
  • D. Động từ chỉ trạng thái so sánh.

Câu 2: Đâu là tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ?

  • A. Vắng.
  • B. Sâu.
  • C. Tím.
  • D. Vắng tanh.

Câu 3: Động từ là gì?

  • A. Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
  • B. Là những từ chỉ đặc điểm, tính cách của con người.
  • C. Là những từ chỉ sự vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian.
  • D. Là những hư từ.

Câu 4: Tính từ là gì?

  • A. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật… 
  • B. Là những từ chỉ sự vật: con người, sự vật, sự việc, hiện tượng tự nhiên, thời gian..
  • C. Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
  • D. Là những từ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái.

Câu 5: “Cây cối” là loại từ gì?

  • A. Động từ.
  • B. Tính từ.
  • C. Danh từ.
  • D. Phó từ.

Câu 6: Những từ “con voi, con hươu, con bò” là danh từ chỉ gì?

  • A. Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.
  • B. Danh từ chỉ người.
  • C. Danh từ chỉ vật.
  • D. Danh từ chỉ thời gian.

Câu 7: Từ nào dưới đây là tính từ?

  • A. Dế Mèn.               
  • B. Vàng ươm.                                          
  • C. Chạy bộ.                                              
  • D. Dế Choắt.

Câu 8: Từ nào dưới đây là danh từ chỉ thời gian?

  • A. Buổi chiều.
  • B. Cái thước.
  • C. Bão lũ.
  • D. Bố mẹ.

Câu 9: Đoạn văn sau có mấy tính từ?

“Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy, li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào tháng tư, tháng năm ta.”

  • A. 7 tính từ.
  • B. 4 tính từ.
  • C. 6 tính từ.
  • D. 5 tính từ.

Câu 10: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong câu sau:

“Nước chảy đá mòn.”

  • A. Danh từ: nước, đá; động từ: chảy; tính từ: mòn.
  • B. Danh từ: chảy, đá; động từ: mòn; tính từ: nước.
  • C. Danh từ: mòn; tính từ: nước, đá; động từ: chảy.
  • D. Danh từ: chảy; động từ: mòn; tính từ: nước, đá.

Câu 11: Câu văn sau có mấy động từ?

“Con bò đang ăn cỏ bên bờ sông.”

  • A. 1 động từ.
  • B. 2 động từ.
  • C. 3 động từ.
  • D. 4 động từ.

Câu 12: Dòng nào dưới đây chỉ các tính từ?

  • A. Vàng, xanh, đi, đứng, ăn.
  • B. Vàng, lam, cao, thấp, béo.
  • C. Cá, mèo, tím, đỏ, hồng.
  • D. Ngồi, chạy, đen, trắng, lục.

Câu 13: Tìm danh từ chỉ người trong câu sau đây:

Sáng sớm, mẹ em đã ra vườn hái rau.”

  • A. Sáng sớm.
  • B. Mẹ em.
  • C. Vườn.
  • D. Rau.

Câu 14: Từ nào dưới đây là động từ chỉ hoạt động?

  • A. Chạy.
  • B. Vui.
  • C. Buồn.
  • D. Hơn.

Câu 15: Các từ “Tốt, ngoan, chăm chỉ, bền bỉ” là từ gì?

  • A. Từ chỉ trạng thái.
  • B. Từ chỉ hoạt động.
  • C. Từ chỉ tính chất.
  • D. Từ chỉ đặc điểm.

Câu 16: Chọn danh từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu dưới đây?

……..đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, chim muông thi nhau ca hát chào xuân.

  • A. Mùa hè.
  • B. Mùa thu.
  • C. Mùa đông.
  • D. Mùa xuân.

Câu 17: Từ nào dưới đây là danh từ chỉ khái niệm?

  • A. Sấm chớp.
  • B. Đạo đức.
  • C. Nắm.
  • D. Cách mạng.

Câu 18: Chỉ ra từ không cùng loại trong nhóm từ đã cho sau?

“kính, bom, buồng lái, mưa, khô, sao trời”.

  • A. Kính.
  • B. Khô.
  • C. Mưa.
  • D. Buồng lái.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác