Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 6: Tìm hiểu cách viết báo cáo công việc

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 kết nối Bài 6: Tìm hiểu cách viết báo cáo công việc sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

BÀI 6: NGÔI SAO SÂN CỎ

VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÁO CÁO CÔNG VIỆC

(19 CÂU)

 

Câu 1: Đâu là cách viết đúng của phần quốc hiệu trong báo cáo công việc?

  • A. Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
  • B. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  • C. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • D. Cộng Hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 2: Phần đầu báo cáo công việc bao gồm những thành phần nào?

  • A. Quốc hiệu, tiêu ngữ.
  • B. Tên tổ chức.
  • C. Địa điểm, thời gian viết báo cáo.
  • D. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên tổ chức, địa điểm, thời gian viết báo cáo.

Câu 3: Bảng biểu trong báo cáo cần đáp ứng yêu cầu gì?

  • A. Nhiều màu sắc.
  • B. Nhiều cột thông tin.
  • C. Khoa học, đẹp mắt.
  • D. Ít cột thông tin.

Câu 4: Phần cuối trong báo cáo công việc gồm những nội dung nào?

  • A. Quốc hiệu, tiêu ngữ.
  • B. Chữ kí và họ tên người viết báo cáo.
  • C. Các công việc đã thực hiện.
  • D. Thời gian, địa điểm viết báo cáo.

Câu 5: Phần cuối của báo cáo có họ tên và chữ kí của ai?

  • A. Người tiếp nhận báo cáo.
  • B. Người đọc báo cáo.
  • C. Bất kì ai thuộc tổ chức được nhắc đến trong báo cáo.
  • D. Người đại diện tổ chức viết báo cáo.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây thuộc phần cuối của báo cáo công việc?

  • A. Tiêu đề.
  • B. Người nhận.
  • C. Chữ kí và họ tên người viết báo cáo.
  • D. Nội dung báo cáo.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không thuộc phần chính của báo cáo công việc?

  • A. Tiêu đề.
  • B. Người nhận.
  • C. Tiêu ngữ.
  • D. Nội dung báo cáo.

Câu 8: Đâu là tên tổ chức trong phần đầu của báo cáo công việc?

  • A. Thành phố Hồ Chí Minh.
  • B. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  • C. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. 
  • D. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Câu 9: Đâu là quốc hiệu trong phần đầu của báo cáo công việc?

  • A. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  • B. Trường Tiểu Học Lam Sơn.
  • C. Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
  • D. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Câu 10: Báo cáo công việc dùng để làm gì?

  • A. Ghi chép tên các thành viên thực hiện công việc.
  • B. Ghi chép thành tích.
  • C. Ghi chép các công việc trong quá trình thực hiện. 
  • D. Ghi chép số liệu.

Câu 11: Đâu là tiêu ngữ trong phần đầu của báo cáo công việc?

  • A. Ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  • B. Báo cáo kết quả thực hiện đợt thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
  • C. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
  • D. Trường Tiểu Học Đoàn Thị Điểm.

Câu 12: Báo cáo công việc cần được trình bày như thế nào để dễ theo dõi?

  • A. Trình bày theo bảng biểu.
  • B. Trình bày theo sơ đồ tư duy.
  • C. Trình bày theo mục.
  • D. Trình bày bằng những đoạn văn dài.

Câu 13: Nội dung dưới đây thuộc phần nào của báo cáo Kết quả thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam?

Đề nghị khen thưởng:

Thứ tựTênNội dung khen
1Nguyễn Hoàng AnhĐạt giải Nhất cuộc thi Vở sạch chữ đẹp cấp trường.
2Điền Chính QuốcĐạt giải Nhì trong hội diễn văn nghệ của trường.
  • A. Phần đầu.
  • B. Phần chính.
  • C. Phần cuối.
  • D. Không phải nội dung thuộc báo cáo công việc.

Câu 14: Vì sao cần dùng bảng biểu trong báo cáo công việc?

  • A. Bảng biểu là yêu cầu bắt buộc trong báo cáo.
  • B. Thông tin trình bày khoa học, dễ nhìn hơn.
  • C. Báo cáo sẽ thú vị và đẹp mắt hơn.
  • D. Thông tin trong báo cáo sẽ đa dạng hơn.

Câu 15: Phần in đậm trong ngữ liệu dưới đây là nội dung nào trong báo cáo công việc?

Kính gửi: Thầy Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Vĩnh Hội.

  • A. Người nhận báo cáo.
  • B. Người viết báo cáo.
  • C. Người thực hiện những công việc trong báo cáo.
  • D. Người đề xuất ý kiến trong báo cáo.

Câu 16: Đâu là người nhận trong phần chính của báo cáo công việc?

  • A. Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
  • B. Thành phố Hồ Chí Minh.
  • C. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. 
  • D. Thầy Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu Học Phan Bội Châu.

Câu 17: Khi viết quốc hiệu, tiêu ngữ, em cần chú ý điều gì?

  • A. Viết theo yêu cầu của tổ chức.
  • B. Cần viết đúng theo quy định và đúng chính tả.
  • C. Viết theo sở thích cá nhân.
  • D. Viết theo quy định của trường học.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không thuộc phần mở đầu của báo cáo công việc?

  • A. Quốc hiệu.
  • B. Tiêu đề.
  • C. Địa điểm, thời gian viết báo cáo.
  • D. Tiêu ngữ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác