Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 15: Bài ca về mặt trời
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 kết nối Bài 15: Bài ca về mặt trời sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nhân vật “tôi” nghĩ gì về việc đàn chim sẻ thi nhau cất tiếng hót?
- A. Vì đàn chim sẻ đang đón ngày mới bằng việc cất cao giọng hát.
- B. Vì đàn chim sẻ đang hân hoan, đón chào mùa xuân.
C. Vì đàn chim sẻ trông thấy một điều gì đó mà nhân vật tôi không trông thấy được.
- D. Vì đàn chim trông thấy điều mà nhân vật tôi đang trông thấy.
Câu 2: Vì sao nhân vật “tôi” liên tưởng mặt trời như chiếc mũ đỏ ?
A. Vì mặt trời chỉ ló một nửa ra khỏi vòm cây, giống nửa vành mũ đang đội trên đầu.
- B. Vì mặt trời khuất sau ngọn núi, giống nửa vành mũ đội trên đầu.
- C. Vì mặt trời khuất sau ngôi nhà, giống nửa vành mũ đội trên đầu.
- D. Vì mặt trời khuất sau đám mây, giống nửa vành mũ đội trên đầu.
Câu 3: Vì sao nhân vật “tôi” liên tưởng mặt trời như chiếc mâm đồng đỏ?
- A. Vì mặt trời đỏ như chiếc mâm đồng.
B. Vì khi nhô lên cao, mặt trời mới hiện ra đầy đủ, tròn đầy và to rõ.
- C. Vì mặt trời to như chiếc mâm đồng.
- D. Vì mặt trời sáng như chiếc mâm đồng.
Câu 4: Phát hiện ra vầng mặt trời như chiếc mâm đồng đỏ, cảm xúc của nhân vật “tôi” như thế nào?
- A. Cảm xúc của nhân vật tôi hào hứng, e thẹn.
B. Cảm xúc của nhân vật tôi dâng trào, chứa chan.
- C. Cảm xúc của nhân vật tôi buồn bã, hụt hẫng.
- D. Cảm xúc của nhân vật tôi bình thản, dửng dung.
Câu 5: Chim sẻ thi nhau cất tiếng hót ở đâu?
- A. Trên những mái nhà.
- B. Trên những tán cây phượng.
- C. Trên những ngọn dừa cao.
D. Trên những ngọn cau cao.
Câu 6: Tác giả đã sử dụng những giác quan nào để quan sát cảnh vật?
- A. Xúc giác, thị giác.
B. Thị giác, thính giác.
- C. Khứu giác, vị giác.
- D. Thính giác, vị giác.
Câu 7: Nhân vật tôi ngước nhìn về phương nào?
A. Phương đông.
- B. Phương tây.
- C. Phương bắc.
- D. Phương nam.
Câu 8: Chim sẻ càng cất cao giọng, chiếc mâm đồng đỏ như thế nào?
- A. Càng đỏ rực.
- B. Càng thấp xuống
C. Càng nhích dần lên.
- D. Càng to hơn.
Câu 9: Sau vòm cây xanh nhân vật tôi nhìn thấy điều gì?
- A. Nửa vành mũ màu vàng.
B. Nửa vành mũ màu đỏ.
- C. Một chiếc mũ màu đỏ.
- D. Một chiếc mũ màu vàng.
Câu 10: Thời điểm nhân vật tôi quan sát sự vật là khi nào?
- A. Chiều tối.
- B. Buổi trưa.
- C. Buổi chiều.
D. Sáng sớm.
Câu 11: Đâu là ý ĐÚNG về bài hát của nhân vật “tôi”?
- A. Đây là bài hát rất giản dị.
- B. đây là bài hát của những người có tâm sự.
C. Đây là bài hát có những tưởng tượng rất hay.
- D. Đây là bài hát về tình yêu của con người.
Câu 12: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong đoạn thơ dưới đây:
“Mâm đồng không nguội
Mâm đồng đỏ chói.
Mặt trời.Mặt trời…”
A. Điệp từ.
- B. So sánh.
- C. Nói giảm nói tránh.
- D. Nói quá.
Câu 13: “Chiếc mũ màu đỏ to lớn” được nhắc đến trong bài đọc là gì?
- A. Đám mây đỏ.
- B. Chiếc mâm đỏ.
C. Mặt trời.
- D. Mũ của nhân vật tôi.
Câu 14: “Vầng mặt trời giống một chiếc mâm đồng đỏ” sử dụng biện pháp tu từ gì?
- A. Liệt kê.
- B. Ẩn dụ.
C. So sánh.
- D. Nhân hóa.
Câu 15: Tại sao trái tim nhân vật tôi lại vang lên hòa ca với bài ca của những con chim sẻ?
A. Vì nhân vật tôi chứng kiến mặt trời nhô lên cùng với lời ca của những con chim sẻ.
- B. Vì cảm xúc của nhân vật tôi lúc ý rất bất ngờ và lạ lẫm thoe lời ca của những chú chim.
- C. Vì cảm xúc của nhân vật tôi giống như chiếc mâm đồng đỏ.
- D. Vì tiếng chim đang kéo cảm xúc của nhân vật tôi.
Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt 5 kết nối bài 15: Bài ca về mặt trời
Bình luận