Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tập 1 Ôn tập tuần 8: Thiên nhiên kì thú

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tri thức Ôn tập tuần 8: Thiên nhiên kì thú có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ốc đảo nào thuộc sa mạc Xa-ha-ra?

  • A. Siwa.
  • B. Mont Saint Michel.
  • C. Wadi Bani Khalid.
  • D. Ein Gedi.

Câu 2: Đâu là hạn chế của bài văn miêu tả phong cảnh?

  • A. Bài viết sử dụng mở bài gián tiếp.
  • B. Bài viết sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, so sánh hợp lí làm nổi bật vẻ đẹp của phong cảnh.
  • C. Bài viết sắp xếp ý theo trình tự thời gian.
  • D. Bài viết còn nhiều lỗi chính tả, sai ngữ pháp câu.

Câu 3: Đâu không phải là yếu tố em cần đánh giá ở phần thân bài của bài văn miêu tả phong cảnh?

  • A. Cách quan sát.
  • B. Cách chọn lọc chi tiết.
  • C. Cách liên hệ thực tế.
  • D. Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh.

Câu 4: Đâu là yếu tố em cần chỉnh sửa ở bài viết miêu tả phong cảnh?

  • A. Chỉnh sửa từ ngữ, diễn đạt.
  • B. Chỉnh sửa lại dàn ý bài viết.
  • C. Lựa chọn lại phong cảnh khác để miêu tả.
  • D. Không sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa.

Câu 5: Đâu là cách viết lại một câu văn hoặc đoạn văn trong bài làm của em cho hay hơn, thú vị hơn?

  • A. Miêu tả toàn bộ sự vật, hiện tượng có trong phong cảnh được miêu tả.
  • B. Đan xen câu văn nêu suy nghĩ, cảm xúc đối với phong cảnh được miêu tả.
  • C. Khẳng định giá trị của phong cảnh.
  • D. Giới thiệu được nhiều thông tin hiếm có, ít người biết đến về phong cảnh.

Câu 6: Trong bài văn tả phong cảnh, người viết cần thể hiện được điều gì?

  • A. Sự hào hứng khi viết bài.
  • B. Tình cảm, cảm xúc với phong cảnh được tả.
  • C. Sự sáng tạo, tưởng tượng những điều không có thật ở phong cảnh được tả.
  • D. Sự suy tư, trầm lắng khi nghĩ đến phong cảnh.

Câu 9: Phương tiện di chuyển trên sa mạc Xa-ha-ra là gì?

  • A. Xe máy.
  • B. Lạc đà.
  • C. Ngựa.
  • D. Trâu.

Câu 10: Trong bài đọc “Xin chào, Xa-ha-ra”, cái nắng ở Xa-ha-ra được miêu tả trong bài đọc như thế nào?

  • A. Nắng rực lửa.
  • B. Nắng oi ả.
  • C. Nắng như rải lửa.
  • D. Nắng chói chang.

Câu 11: Trong bài đọc “Xin chào, Xa-ha-ra”, cát sa mạc được tác giả miêu tả như thế nào?

  • A. Hạt cát to như cát Phan Thiết.
  • B. Ẩm ướt như cát Sầm Sơn.
  • C. Mịn như bột và mỏng manh như gió bụi.
  • D. Hạt cát to như cát Phan Thiết, ẩm ướt như cát Sầm Sơn.

Câu 12: Trong bài đọc “Xin chào, Xa-ha-ra”, tác giả đến hoang mạc Xa-ha-ra để làm gì?

  • A. Đóng phim.
  • B. Nghiên cứu.
  • C. Tiện đường đi qua.
  • D. Du lịch.

Câu 13: “Chiếc mũ màu đỏ to lớn” được nhắc đến trong bài đọc là gì?

  • A. Đám mây đỏ.
  • B. Chiếc mâm đỏ.
  • C. Mặt trời.
  • D. Mũ của nhân vật tôi.

Câu 14:  Theo bài đọc “Xin chào, Xa-ha-ra”, vì sao mọi người lại chọn nằm kềnh ra những tấm chiếu dạ trải trên cát?

  • A. Để ngắm bầu trời.
  • B. Để ngắm trăng.
  • C. Để ngắm sao.
  • D. Để hưởng thụ sự mát mẻ.

Câu 15: “Vầng mặt trời giống một chiếc mâm đồng đỏ” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A. Liệt kê.
  • B. Ẩn dụ.
  • C. So sánh.
  • D. Nhân hóa.

Câu 16: Có những cách mở bài nào?

  • A. Gián tiếp.
  • B. Trực tiếp.
  • C. Mở rộng.
  • D. Gián tiếp và trực tiếp.

Câu 17: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong đoạn thơ dưới đây:

“Mâm đồng không nguội

Mâm đồng đỏ chói.

Mặt trời.Mặt trời…”

  • A. Điệp từ.
  • B. So sánh.
  • C. Nói giảm nói tránh.
  • D. Nói quá.

Câu 18: Có những cách kết bài nào?

  • A. Mở rộng.
  • B. Mở rộng và không mở rộng.
  • C. Trực tiếp.
  • D. Trực tiếp và gián tiếp.

Câu 19: Trong các câu sau câu nào từ lưỡi được dùng với nghĩa gốc?

  • A. Lưỡi dao này rất sắc, cẩn thận kẻo bị đứt tay.
  • B. Lưỡi rìu vung lên chỉ ba nhát là cái cây đã đổ ầm xuống đất.
  • C. Khi làm vệ sinh cá nhân buổi sáng, đánh răng xong đừng quên vệ sinh lưỡi.
  • D. Bất thình lình một lưỡi gươm chĩa ngay về phía anh ấy.

Câu 20:  Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

  • A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân. 
  • B. Cứ chiều chiều Vũ lại nghe thấy tiếng còi tàu vào cảng ăn hàng.
  • C. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi lại cùng nhau ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.
  • D. Chiếc xe đạp này, ăn phanh thật đấy.

Câu 21: Đọc bài đọc “Bài ca của mặt trời”và cho biết nhân vật “tôi” nghĩ gì về việc đàn chim sẻ thi nhau cất tiếng hót?

  • A. Vì đàn chim sẻ đang đón ngày mới bằng việc cất cao giọng hát.
  • B. Vì đàn chim sẻ đang hân hoan, đón chào mùa xuân.
  • C. Vì đàn chim sẻ trông thấy một điều gì đó mà nhân vật tôi không trông thấy được.
  • D. Vì đàn chim trông thấy điều mà nhân vật tôi đang trông thấy.

Câu 22: Đọc bài đọc “Bài ca của mặt trời”và cho biết vì sao nhân vật “tôi” liên tưởng mặt trời như chiếc mũ đỏ ?

  • A. Vì mặt trời chỉ ló một nửa ra khỏi vòm cây, giống nửa vành mũ đang đội trên đầu.
  • B. Vì mặt trời khuất sau ngọn núi, giống nửa vành mũ đội trên đầu.
  • C. Vì mặt trời khuất sau ngôi nhà, giống nửa vành mũ đội trên đầu.
  • D. Vì mặt trời khuất sau đám mây, giống nửa vành mũ đội trên đầu.

Câu 23: Trong bài đọc “Xin chào, Xa-ha-ra”, khi sang phía nam dãy Át-lát, nhân vật “tôi” tưởng chừng lạc vào đâu?

  • A. Lạc vào thế giới cổ tích.
  • B. Lạc vào phim khoa học viễn tưởng.
  • C. Lạc vào xứ sở thần tiên.
  • D. Lạc vào biển cát vô tận.

Câu 24: Đọc đoạn văn dưới đây và cho biết vì sao đây là một đoạn văn tả phong cảnh sinh động, hấp dẫn?

Vườn cây vào đông, lá vàng bay lả tả trên nền đất lạnh. Sương giá quấn quanh ngọn những cành khô. Đêm xuống, gió bấc thổi hun hút. Chú chim sâu rét. Chú đâm nản lòng. Chú nằm vo tròn trong cái tổ lá ngái treo đu đưa. Mặt Trời đã lên cao, chú mới ra khỏi tổ.

Nguyễn Kiên.

  • A. Sử dụng hình ảnh nhân hóa thú vị, gây ấn tượng.
  • B. Đoạn văn ngắn gọn, súc tích.
  • C. Đoạn văn miêu tả được khoảnh khắc giao mùa.
  • D. Đoạn văn miêu tả hình ảnh của chú chim sâu đi tránh rét.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác