Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 21: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 kết nối Bài 21: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Đọc bài văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Trong các truyện đã đọc về bảo vệ môi trường, tôi đặc biệt ấn tượng với truyện “Bài học ở rừng” của nhà văn Lê Trâm. Nhờ lối kể chuyện hấp dẫn, tôi lần lượt trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, từ ngỡ ngàng với những vạt nấm đến náo nức với những tiếng reo của các bạn nhỏ. Tôi cũng hồi hộp lắng nghe để cảm nhận những thanh âm của rừng: tiếng gió thổi rì rào, tiếng xào xạc của lá khô, tiếng suối róc rách và cả tiếng chim hót,... Đặc biệt, tôi như nghe thấy cả tiếng vỏ cây tách mầm rất khẽ. Nghe để thấy rừng quả là món quà tặng diệu kì từ thiên nhiên. Từ những câu hỏi về vẻ đẹp, thanh âm của rừng, tác giả đã rất khéo léo khi kết nối, cuốn sự chú ý của các bạn nhỏ vào thực trạng rừng đang bị tàn phá. Qua đó, giúp các bạn ý thức hơn về trách nhiệm bảo vệ rừng. Nội dung câu chuyện nhờ thế mà tinh tế, sâu sắc. Bài học ở rừng đã kết thúc nhưng mở ra cho tôi biết bao suy nghĩ: Chúng ta cần làm gì để trong những cánh rừng bạt ngàn, đâu đâu cũng xôn xao “tiếng vỏ cây tách mầm"? Nguyên Minh |
Câu 1: Đoạn văn viết về điều gì?
- A. Thể hiện tình cảm, cảm xúc về một nhân vật.
B. Thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện.
- C. Thể hiện tình cảm, cảm xúc về một hình ảnh.
- D. Thể hiện tình cảm, cảm xúc về phong cảnh.
Câu 2: Bạn Nguyên Minh viết về câu chuyện gì?
- A. “Bài học ở rừng” của nhà thơ Lê Trâm.
- B. “Bài học rừng xanh” của nhà văn Lê Trâm.
C. “Bài học ở rừng” của nhà văn Lê Trâm.
- D. “Bài học quý giá” của nhà văn Lê Trâm.
Câu 3: Phần mở đầu của đoạn văn đã khẳng định điều gì?
A. Sự ấn tượng với truyện “Bài học ở rừng” có chủ đề bảo vệ môi trường.
- B. Tóm tắt truyện “Bài học ở rừng”.
- C. Nêu đặc điểm nhân vật.
- D. Nêu cảm nghĩ về câu chuyện.
Câu 4: Đâu là từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết đói với câu chuyện “Bài học ở rừng”?
- A. Ngỡ ngàng, náo nức.
- B. Lo lắng, hồi hộp.
- C. Buồn bã, chán nản.
D. Ngỡ ngàng, náo nức, hồi hộp.
Câu 5: Câu văn nào dưới đây thể hiện cảm xúc của người viết đói với câu chuyện “Bài học ở rừng”?
- A. Bài học ở rừng đã kết thúc nhưng mở ra cho tôi biết bao suy nghĩ: Chúng ta cần làm gì để trong những cánh rừng bạt ngàn, đâu đâu cũng xôn xao “tiếng vỏ cây tách mầm"?
B. Tôi cũng hồi hộp lắng nghe để cảm nhận những thanh âm của rừng: tiếng gió thổi rì rào, tiếng xào xạc của lá khô, tiếng suối róc rách và cả tiếng chim hót,...
- C. Đặc biệt, tôi như nghe thấy cả tiếng vỏ cây tách mầm rất khẽ.
- D. Qua đó, giúp các bạn ý thức hơn về trách nhiệm bảo vệ rừng.
Câu 6: Đọc và cho biết đoạn văn sau thuộc phần nào của bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện?
“Không nên phá tổ chim” là một câu chuyện giản dị những mang đến cho tôi nhiều cảm xúc khó quên.
A. Phần mở đầu.
- B. Phần triển khai.
- C. Phần kết thúc.
- D. Phần triển khai và kết thúc.
Câu 7: Đọc và cho biết đoạn văn sau thuộc phần nào của bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện?
Câu chuyện kể về một em nhỏ vì tò mò mà trèo lên cây, bắt ba con chim non xuống để chơi. Nhưng lời khuyên của chị gái đã làm cho em tỉnh ngộ. Chị đã nói về nỗi buồn của chim mẹ khi không tìm thấy con, số phận của những con chim non khi bị tách ra khỏi mẹ. Chị còn nói với em về lợi ích mà loài chim mang lại cho con người. Lời khuyên của chị thật nhẹ nhàng mà thấm thía.
- A. Phần mở đầu.
B. Phần triển khai.
- C. Phần kết thúc.
- D. Phần triển khai và kết thúc.
Câu 8: Đoạn văn sau đây trong bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện có nội dung là gì?
Câu chuyện tuy ngắn nhưng thật xúc động bởi ý nghĩa nhân văn cao đẹp: Cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn nếu chúng ta biết yêu quý và trân trọng sự sống muốn loài.
- A. Kể tóm tắt nội dung câu chuyện.
- B. Giới thiệu tên câu chuyện, tác giả.
- C. Nêu ấn tượng về câu chuyện.
D. Khẳng định ý nghĩa câu chuyện.
Câu 9: Đâu không phải đặc điểm của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện?
- A. Thể hiện được tình cảm, cảm xúc của người viết về câu chuyện.
- B. Rút ra được ý nghĩa, giá trị của câu chuyện.
C. Kể lại toàn bộ diễn biến câu chuyện.
- D. Nêu được ấn tượng chung về câu chuyện.
Câu 10: Khi đọc một câu chuyện, em cần chú ý tới điều gì?
- A. Sự nổi tiếng của tác giả viết câu chuyện.
B. Vấn đề được nêu lên từ câu chuyện và mối liên hệ của vấn đề đó với cuộc sống hiện nay.
- C. Sự nổi tiếng của câu chuyện đó.
- D. Độ dài của câu chuyện.
Câu 11: Khi tóm tắt câu chuyện, em cần chú ý điều gì?
A. Tóm tắt ngắn gọn, tập trung vào những sự kiện chính của câu chuyện.
- B. Chỉ đưa từ hai đến ba sự kiện em cho là nổi bật.
- C. Đưa tất cả sự kiện của câu chuyện vào phần tóm tắt.
- D. Chỉ đưa phần kết thúc của câu chuyện vào phần tóm tắt.
Câu 12: Theo em, như thế nào là một câu chuyện hay?
- A. Câu chuyện viết về thiếu nhi.
- B. Câu chuyện được viết bởi một nhà văn nổi tiếng.
- C. Câu chuyện dài, nhiều chi tiết và nhân vật.
D. Câu chuyện truyền tải được ý nghĩa nhân văn cao đẹp đến người đọc.
Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt 5 kết nối bài 21: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
Bình luận