Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 23: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 kết nối Bài 23: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đoạn văn dưới đây có nội dung chính là gì?
Đọc “Dế Mèn phiêu lưu ký” ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà vần Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu.
- A. Bài học rút ra từ câu chuyện.
B. Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc với câu chuyện.
- C. Nhấn mạnh giá trị lịch sử của câu chuyện.
- D. Nhấn mạnh ý nghĩa của câu chuyện.
Câu 2: Câu văn dưới đây thuộc phần nào của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện?
“Dể Mèn phiêu lưu ký” là một truyện đồng thoại đặc sắc của nhà văn Tô Hoài.
A. Phần mở đầu.
- B. Phần triển khai.
- C. Phần kết thúc.
- D. Phần mở đầu và kết thúc.
Câu 3: Đoạn văn dưới đây thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của người viết?
Tôi cũng hồi hộp lắng nghe để cảm nhận những thanh âm của rừng: tiếng gió thổi rì rào, tiếng xào xạc của lá khô, tiếng suối róc rách và cả tiếng chim hót,...
- A. Háo hức.
B. Hồi hộp.
- C. Lo lắng.
- D. Căng thẳng.
Câu 4: Đoạn văn dưới đây thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của người viết?
Tôi ngỡ ngàng với những vạt nấm đến náo nức với những tiếng reo của các bạn nhỏ.
- A. Háo hức.
- B. Buồn bã.
C. Ngỡ ngàng.
- D. Sợ hãi.
Câu 5: Đoạn văn dưới đây có nội dung gì?
Từ những câu hỏi về vẻ đẹp, thanh âm của rừng, tác giả đã rất khéo léo khi kết nối, cuốn sự chú ý của các bạn nhỏ vào thực trạng rừng đang bị tàn phá. Qua đó, giúp các bạn ý thức hơn về trách nhiệm bảo vệ rừng.
A. Nhấn mạnh ý nghĩa của câu chuyện muốn truyền tải đến thông điệp về trách nhiệm bảo vệ rừng đến với mọi người.
- B. Giới thiệu tên câu chuyện và tên tác giả.
- C. Nêu đặc điểm của nhân vật chính trong câu chuyện.
- D. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết.
Câu 6: Những điểm nào của câu chuyện em có thể đưa vào đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện?
- A. Nhân vật với tính cách đáng yêu, đáng kính trọng.
- B. Câu chuyện truyền cảm hứng.
- C. Câu chuyện chứa đựng bài học có ý nghĩa.
D. Nhân vật với tính cách đáng yêu, đáng kính trọng, câu chuyện truyền cảm hứng hoặc chứa đựng bài học có ý nghĩa…
Câu 7: Khi câu chuyện có nhân vật với tính cách cao đẹp, em có thể bày tỏ tình cảm, cảm xúc gì?
A. Yêu mến, ngưỡng mộ.
- B. Ngạc nhiên, bất ngờ.
- C. Ghét bỏ, khinh bỉ.
- D. Thất vọng, phê phán.
Câu 8: Đâu không phải là nội dung thuộc phần mở đầu của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện?
- A. Giới thiệu tên câu chuyện.
- B. Giới thiệu tên tác giả.
- C. Nêu ấn tượng chung về câu chuyện.
D. Nêu ý nghĩa câu chuyện.
Câu 9: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện?
Trong các truyện đã đọc về bảo vệ môi trường, tôi đặc biệt ấn tượng với truyện "Bài học ở rừng" của nhà văn Lê Trâm.
A. Phần mở đầu.
- B. Phần triển khai.
- C. Phần kết thúc.
- D. Phần mở đầu và triển khai.
Câu 10: Câu văn dưới đây thuộc phần kết thúc của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện có ý nghĩa gì?
Bài học ở rừng đã kết thúc nhưng mở ra cho tôi biết bao suy nghĩ: Chúng ta cần làm gì để trong những cánh rừng bạt ngàn, đâu đâu cũng xôn xao “tiếng vỏ cây tách mầm”?
- A. Suy nghĩ về việc bảo vệ các loài động vật.
- B. Ấn tượng với cảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích.
C. Suy nghĩ về trách nhiệm bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên của con người.
- D. Tình yêu thiên nhiên của người viết.
Câu 11: Theo em, câu chuyện nào dưới đây truyền tải thông điệp về ở hiền gặp lành, người tốt sẽ được hưởng hạnh phúc?
A. Thạch Sanh.
- B. Thánh Gióng.
- C. Sơn Tinh – Thủy Tinh.
- D. Hoàng tử bé.
Câu 12: Một câu chuyện hay, có nghĩa có đặc điểm như thế nào?
A. Truyền tải được thông điệp có giá trị xoanh quanh con người như đạo đức, tình cảm, lối sống…
- B. Được nhiều người biết đến.
- C. Được một nhà văn nổi tiếng viết.
- D. Câu chuyện dung lượng dài, nhiều nhân vật và sự việc.
Bình luận