5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức trang 89
5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức trang 89. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 17: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
PHẦN 1. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN BÀI ĐỌC
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu 1: Câu nào trong thư của Bác Hồ cho thấy ngày khai trường tháng 9 năm 1945 rất đặc biệt?
Câu 2: Chi tiết nào trong thư cho thấy Bác vui cùng niềm vui của học sinh nhân ngày khai trường?
Câu 3: Bác nhắc học sinh nhớ đến ai, nghĩ đến điều gì trong giờ phút hạnh phúc của ngày tựu trường?
Câu 4: Vì sao Bác khuyên các em học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập,... trong những năm học tới?
Câu 5: Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc thư Bác Hồ gửi các học sinh.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Câu 1: Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Câu 2: Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn.
Câu 3: Bác Hồ viết: "Sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. [...] Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em."
Câu 4: Vì sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.
Câu 5: Thư thể hiện sự quan tâm và yêu thương của Bác Hồ đối với học sinh, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục và học tập trong việc định hình tương lai của đất nước.
PHẦN 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu 1: Sắp xếp các bước sau theo trình tự tra cứu nghĩa của từ đọc trong từ điển.
a. Tìm từ đọc.
b. Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ Đ.
c. Chọn từ điển phù hợp.
d. Đọc ví dụ để hiểu thêm ý nghĩa và cách dùng từ đọc.
e. Đọc nghĩa của từ đọc.
Câu 2: Đọc bài văn kể lại câu chuyện và các chi tiết kể sáng tạo…..
a. Từ đọc là danh từ, động từ hay tính từ?
b. Nghĩa gốc của từ đọc là gì?
c. Từ đọc có mấy nghĩa chuyển?
d. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ được sắp xếp như thế nào?
Câu 3: Tra cứu nghĩa của các từ dưới đây: (học tập, tập trung, trôi chảy).
Câu 4: Đặt câu với 1 nghĩa chuyển của mỗi từ ở bài tập 3.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Câu 1: Trình tự tra cứu từ điển: c-b-a-e-d
Câu 2:
a. “đọc” là động từ.
b. Nghĩa gốc là phát thành lời những điều đã được viết ra theo đúng trình tự.
c. Có 3 nghĩa chuyển.
d. Nghĩa gốc được xếp đầu tiên, sau đó là các nghĩa chuyển. Với nghĩa chuyển, nghĩa nào có sát với nghĩa gốc nhất thì xếp trước.
Câu 3: - Học tập: (động từ):
1. Học và luyện tập cho biết, cho quen
2. Noi gương: Học tập các liệt sĩ cách mạng.
- Tập trung (động từ):
1. dồn vào một chỗ hoặc một điểm
2. Dồn sức hoạt động, hướng các hoạt động vào một việc gì.
- Trôi chảy (tính từ):
1. (công việc) được tiến hành thuận lợi, không bị vấp váp, trở ngại gì.
2. (Nói năng, diễn đạt) lưu loát, suôn sẻ, không bị vấp váp.
Câu 4: - Chúng ta nên học tập và rèn luyện đạo đức để trở thành một công dân có ích .
- Người nông dân cần tập trung sản xuất lương thực.
- Hoa đọc bài rất trôi chảy.
PHẦN 3. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN VIẾT
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu 1: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
a. Đoạn văn trên có nội dung chính là gì? Chọn đáp án đúng.
A. Nêu tình cảm, cảm xúc của người viết đối với nhân vật Mi-lô.
B. Giới thiệu về nhân vật Mi-lô trong cuốn sách Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính.
C. Nêu lí do người viết yêu thích cuốn sách Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính.
D. Kể về 100 phụ nữ nổi tiếng trên thế giới.
b. Tìm phần mở đầu và kết thúc của đoạn văn. Mỗi phần cho biết thông tin gì?
c. Phần triển khai nói về những đặc điểm nào của nhân vật Mi-lô? Với mỗi đặc điểm, người viết đã đưa những dẫn chứng gì (về hành động, suy nghĩ, ... của nhân vật)?
Câu 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Câu 1: a. Đáp án: B
b. Mở đầu "Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính của tác giả Ê-lê-na Pha-vi-li và Phran-xét-ca Ca-va-lô là cuốn sách thú vị kể về 100 phụ nữ nổi tiếng toàn cầu.": giới thiệu về cuốn sách và mục tiêu chủ yếu của nó.
Kết thúc"Mi-lô đã trở thành tấm gương về lòng quyết tâm theo đuổi ước mơ.": nhấn mạnh thành công và tấm gương mà nhân vật Mi-lô đại diện.
c. Năng khiếu âm nhạc từ khi còn nhỏ.
- Mơ ước trở thành nghệ sĩ trống, mặc dù ở quê hương cô, chỉ con trai mới được chơi trống.
- Theo đuổi ước mơ của mình và rèn khả năng cảm nhận âm thanh bằng cách lắng nghe những tiếng động xung quanh.
- Thuyết phục được cha cho tham gia lớp học nhạc.
- Luôn có niềm tin sẽ có một ngày cô được chơi trong một ban nhạc thực sự.
=> Đưa ra các dẫn chứng về hành động và suy nghĩ của Mi-lô như việc rèn khả năng cảm nhận âm thanh, thuyết phục cha cho tham gia lớp học nhạc, và niềm tin trong tương lai của mình.
Câu 2: - Bố cục của đoạn văn (mở đầu, triển khai, kết thúc)
- Cách lựa chọn đặc điểm của nhân vật để giới thiệu
- Cách đưa dẫn chứng làm rõ đặc điểm của nhân vật
- Tình cảm, cảm xúc của người đọc đối với nhân vật
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức, soạn tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức trang 89, soạn tiếng Việt 5 tập 1 KNTT trang 89
Bình luận