Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tập 1 Ôn tập tuần 17: Nghệ thuật muôn màu

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tri thức Ôn tập tuần 17: Nghệ thuật muôn màu có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Xác định kết từ trong câu sau?

Trên bãi tập, tổ một tập nhảy cao còn tổ hai tập nhảy xa.

  • A. Trên.
  • B. Còn.
  • C. Tổ.
  • D. Xa.

Câu 2: Ngôi chùa Một Cột được xây dựng năm bao nhiêu?

  • A. 1048, thời vua Lý Thái Tông.
  • B. 1949, thời vua Lý Thái Tông.
  • C. 1047, thời vua Lý Thái Tông.
  • D. 1946, thời vua Lý Thái Tông.

Câu 3: Đặc điểm nào của nhân vật cần đưa vào bài viết?

  • A. Ngoại hình.
  • B. Tính cách.
  • C. Hoạt động.
  • D. Ngoại hình, tính cách, hoạt động…

Câu 4: Đoạn văn giới thiệu nhân vật trong bộ phim hoạt hình cần đạt được yêu cầu nào về mặt hình thức?

  • A. Tách thành nhiều đoạn văn nhỏ.
  • B. Viết liền mạch không xuống dòng.
  • C. Viết đoạn văn với dung lượng dài, đan xen nhiều hình ảnh minh họa.
  • D. Sử dụng bảng biểu hoặc sơ đồ.

Câu 5: Để hạn chế lỗi chính tả trong bài viết, em cần làm gì?

  • A. Thường xuyên luyện tập viết bài.
  • B. Tham khảo từ điển.
  • C. Đọc nhiều sách.
  • D. Thường xuyên luyện tập viết bài, đọc nhiều sách và có thể kết hợp tra từ điển.

Câu 6: Theo bài đọc “Một ngôi chùa độc đáo”, tại sao chùa Một Cột lại trở thành một biểu tượng của Thủ đô Hà Nội?

  • A. Vì kiến trúc của nó rất lạ mắt và chỉ có một cột.
  • B. Vì nó bốn cái mái cong cong mềm mại.
  • C. Vì nó còn là biểu tượng của trí tuệ và triết lý nhân văn sâu sắc.
  • D. Vì nó giống như đóa hoa sen.

Câu 7: Bài đọc “Một ngôi chùa độc đáo” nói với chúng ta điều gì?

  • A. Kiến trúc độc đáo của chùa Một Cột.
  • B. Nguồn gốc của những cái tên của chùa Một Cột.
  • C. Giá trị văn hóa của chùa Một Cột trong đời sống chúng ta.
  • D. Nét độc đáo và cổ kính của chùa Một Cột.

Câu 8: “Ngự” được hiểu như thế nào?

  • A. Được đặt lên một một cách trang trọng.
  • B. Được đặt lên một cách vô ý.
  • C. Được được trên đỉnh núi cao.
  • D. Được đặt ở nơi phồn hoa.

Câu 9: Múa rối nước là nghệ thuật biểu diễn của vùng nào?

  • A. Nam Bộ.
  • B. Trung Bộ.
  • C. Bắc Bộ.
  • D. Tây Nam Bộ.

Câu 10: Nội dung chính của đoạn văn dưới đây là gì?

“Tên chùa đã gợi ra nét kiến trúc độc nhất vô nhị: Chùa ngự trên một cột đá tròn. Tám thanh gỗ bao quanh trụ đá giống hình đài sen, tạo thành giá đỡ vững chãi cho ngôi chùa. Nhìn từ xa, chùa Một Cột tựa doa sen khổng lỗ vươn lên từ mặt nước, bình yên đón - ánh mặt trời. Vì thế, ban đầu chùa có tên gọi là Liên Hoa Đài”.

  • A. Giới thiệu về gốc tích của ngôi chùa.
  • B. Phân tích nét độc đáo trong kiến trúc của ngôi chùa.
  • C. Giới thiệu lịch sử hình thành ngôi chùa.
  • D. Khẳng định giá trị của ngôi chùa.

Câu 11: Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau?

Trời không những mưa to…

  • A. Nên mọi người không đi cắm trại.
  • B. Mà còn kèm theo giông lốc.
  • C. Thì cây cối đổ rạp.
  • D. Nên rất nguy hiểm khi đi ra đường.

Câu 12: Vì sao các nhân vật trong phim hoạt hình thường được thiết kế khá đơn giản?

  • A. Vì đó là yêu cầu của câu chuyện.
  • B. Vì đối tượng chủ yếu của phim hoạt hình là trẻ em nên có thể dễ dàng kết nối với nhân vật hơn.
  • C. Vì chưa đủ kĩ thuật làm phim.
  • D. Vì nhân vật vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và chỉnh sửa.

Câu 13: Bài đọc “Sự tích chú Tễu” có mấy nhân vật chính?

  • A. Một.
  • B. Hai.
  • C. Ba.
  • D. Bốn.

Câu 14: Trong bài đọc “Sự tích chú Tễu”, vì sao ông quản muốn lấy hình tượng chú Tễu làm hình mẫu khắc tạc quân rối mới?

  • A. Để mọi người biết đến chú Tễu nhiều hơn.
  • B. Vì đó là hình mẫu thu hút mọi người đến xem rối nước.
  • C. Vì ông quản muốn mọi người nhớ đến chú Tễu với vai trò là người lưu giữ và phát huy nghệ thuật múa rối nước.
  • D. Vì ông quản rất nhớ chú Tễu.

Câu 15: Đâu không phải là nội dung thuộc phần triển khai của đoạn văn giới thiệu nhân vật trong bộ phim hoạt hình?

  • A. Đặc điểm ngoại hình của nhân vật.
  • B. Đặc điểm tính cách của nhân vật.
  • C. Đặc điểm hoạt động của nhân vật.
  • D. Ấn tượng chung về nhân vật.

Câu 16: Trong bài đọc “Sự tích chú Tễu”, những giấc mơ của chú Tễu thể hiện điều gì?

  • A. Thể hiện sự hồn nhiên của trẻ nhỏ.
  • B. Thể hiện sự mê say rối nước đã ăn sâu vào tâm hồn chú Tễu.
  • C. Thể hiện sự mê muội múa rối nước không thoát ra được.
  • D. Thể hiện sự sáng tạo của chú Tễu.

Câu 17: Đoạn văn dưới đây mắc lỗi nào cần chỉnh sửa?

Nàng tiên cá là mỹ nhân ngư vô cùng xinh đẹp và quyến rũ. Nửa thân trên mang hình dáng con người, nửa dưới là một chiếc đuôi lớn của loài cá. Chiếc đuôi của nàng giát đầy vảy xanh óng ánh, tỏa hào quang trong nắng mặt trời. Nàng tiên cá sở hữu những mái tóc dài, mềm như dong biển và cặp mắt xanh thẳm, sâu hun hút như đáy biển. 

  • A. Sai chính tả ở từ “giát” và “dong”.
  • B. Dùng từ “hun hút” chưa hợp lí.
  • C. Sai chính tả ở từ “óng ánh” 
  • D. Không mắc lỗi.

Câu 18: Trong bài đọc “Sự tích chú Tễu”, qua lời chào hỏi, giới thiệu, trò chuyện với ông quản, cho thấy anh Tễu là người như thế nào?

  • A. Hài hước, vui tính.
  • B. Khắt khe, khó tính.
  • C. Yêu đời, có ước mơ, khát vọng.
  • D. Ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân.

Câu 19: Đặc điểm của nhân vật được nhận biết qua đâu?

  • A. Qua mắt nhìn, tai nghe.
  • B. Qua lời kể lại.
  • C. Qua tưởng tượng của người xem.
  • D. Qua miêu tả của đạo diễn phim.

Câu 20: Đâu là tên ban đầu của chùa Một Cột?

  • A. Chùa Liên Hoa.
  • B. Đài Liên Hoa.
  • C. Hoa Liên Đài.
  • D. Liên Hoa Đài.

Câu 21: Đâu là nhận định không đúng về nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam?

  • A. Gắn liền với những điều kiện tự nhiên, sinh hoạt của người nông dân trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc bộ
  • B. Được coi là di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
  • C. Là một nét văn hóa truyền thống riêng biệt của dân tộc Việt Nam.
  • D. Chỉ được biểu diễn vào ngày Tết cổ truyền.

Câu 22: Kết từ “Do” biểu thị điều gì?

  • A. Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc không hay được nói đến.
  • B. Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc được nói đến.
  • C. Biểu thị sự tăng tiến của sự việc.
  • D. Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt đẹp được nói đến. 

Câu 23: Chùa Một Cột ở đâu?

  • A. Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.
  • B. Quận Ba Đình – Hà Nội.
  • C. Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.
  • D. Quận Đống Đa – Hà Nội.

Câu 24: Kết từ “Tại” biểu thị điều gì?

  • A. Biểu thị mục đích của sự việc.
  • B. Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt đẹp được nói đến.
  • C. Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc không hay được nói đến.
  • D. Biểu thị sự tăng tiến của sự việc.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác