Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 27: Luyện tập về điệp từ, điệp ngữ (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Bài 27: Luyện tập về điệp từ, điệp ngữ (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi :
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nguyễn Đình Thi
Câu 1: Điệp ngữ “đây” trong “Trời xanh đây”, “Núi rừng đây” trong đoạn thơ trên có có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh vị trí cụ thể thuộc chủ quyền của Tổ quốc.
- B. Nhấn mạnh sự to lớn, hùng vĩ của thiên nhiên.
- C. Nhấn mạnh tình yêu đất nước.
- D. Nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên.
Câu 2: Điệp ngữ “của chúng ta” trong đoạn thơ trên cócó tác dụng gì?
- A. Nhấn mạnh số lượng nhiều, phong phú.
- B. Bộc lộ niềm tự hào về sự giàu có, thịnh vượng của đất nước.
C. Khẳng định quyền sở hữu và làm chủ đất nước, bộc lộ niềm tự hào kiêu hãnh.
- D. Thể hiện tình yêu nước.
Câu 3: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?
Chợt một tiếng chim kêu:
- Chíp chiu chiu! Xuân đến!
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy
- A. Chiu chiu.
- B. Chim muông.
- C. Róc rách.
D. Tức thì.
Câu 4: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
A. Ta.
- B. Hoa.
- C. Xao xuyến.
- D. Con chim.
Câu 5: Viết lại câu văn dưới đây có sử dụng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh hương thơm được miêu tả?
Hoa hồng, hoa huệ, hoa nhài đều thơm, hương tỏa lan khắp vườn.
- A. Hoa hồng đều thơm gần, hoa huệ, hoa nhài thơm đây đó.
- B. Hoa hồng thơm gần, hoa huệ thơm xa, hoa nhài hương thơm tỏa lan khắp vườn.
- C. Hoa hồng đều thơm gần, hoa huệ, hoa nhài thơm đây đó, hương thơm tỏa lan khắp vườn.
D. Hoa hồng thơm gần, hoa huệ thơm xa, hoa nhài thơm đây đó, hương thơm tỏa lan khắp vườn.
Câu 6: Viết lại câu văn dưới đây có sử dụng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh nhằm nhấn mạnh ý và gợi cảm xúc cho người đọc?
Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và cả luỹ tre thân mật của làng tôi.
A. Tôi yêu căn nhà đơn sơ, yêu khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và yêu cả luỹ tre thân mật của làng tôi.
- B. Tôi yêu căn nhà đơn sơ, yêu khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và luỹ tre thân mật của làng tôi.
- C. Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và yêu cả luỹ tre thân mật của làng tôi.
- D. Tôi yêu căn nhà đơn sơ, yêu cả khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt.
Câu 7: Viết lại câu văn dưới đây có sử dụng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh nhằm nhấn mạnh ý và gợi cảm xúc cho người đọc?
Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá!
- A. Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá, bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp đến vô cùng.
B. Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá, đẹp đến mê hồn!
- C. Bức tranh và nhất là bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá!
- D. Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá, buổi sớm quả là một bức tranh đẹp mê hồn.
Câu 8: Viết lại câu văn dưới đây có sử dụng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh nhằm nhấn mạnh ý và gợi cảm xúc cho người đọc?
Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, của bố, của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
- A. Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, của bố, của bà con xóm giềng nơi tôi ở, tình thương khiến tôi mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn.
- B. Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, tình thương của bố, của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
C. Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, tình thương của bố, tình thương của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
- D. Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, tình thương của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
Câu 9: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người…
- A. Ông Cụ.
- B. Nhớ.
- C. Sương.
D. Nhớ, Người.
Câu 10: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?
Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
- A. Dân ta, đồng bào.
- B. Hoàn toàn.
- C. Độc lập, tự do.
D. Ham muốn, hoàn toàn, ai.
Câu 11: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?
“Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Giây phút thiêng anh gọi Bác ba lần”.
- A. Hồ Chí Minh.
- B. Bác.
- C. Ba lần.
D. Hồ Chí Minh muôn năm.
Câu 12: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?
“Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng”.
A. Từ.
- B. Cái bống.
- C. Cái bang.
- D. Bãi sông.
Câu 13: Điệp ngữ nào trong bài thơ dưới đây nhằm gợi cảm xúc trong lòng người đọc?
Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khỉ mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn
Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng.
Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín
Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh
Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon
Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn
Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ.
Mẹ bảo em : Dạo này ngoan thế!
– Không, mẹ ơi! Con đã ngoan đâu!
Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan, chưa ngoan!
Trần Đăng Khoa
- A. Em.
B. Chưa ngoan.
- C. Khi mẹ vắng nhà.
- D. Mẹ về.
Câu 14: Những điệp ngữ đi liền với nhau (“Ai trồng cây” – “Người đó có”) đã giúp em cảm nhận được điều gì?
A. Cặp điệp ngữ đi liền nhau “Ai trồng cây” – “Người đó có” giúp người đọc cảm nhận rõ được mối quan hệ “nhân – quả” tất yếu, ngầm chứa đựng lời kêu gọi mọi người hãy tích cực tham gia trồng cây.
- B. Cặp điệp ngữ đi liền nhau “Ai trồng cây” – “Người đó có” nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đoàn kết cùng nhau làm việc.
- C. Cặp điệp ngữ đi liền nhau “Ai trồng cây” – “Người đó có” nhấn mạnh kết quả của sự chăm chỉ, chịu khó.
- D. Cặp điệp ngữ đi liền nhau “Ai trồng cây” – “Người đó có” nhằm cổ vũ mọi người cùng tham gia trồn cây.
Câu 15: Điệp ngữ Em trồng cây… nhằm nhấn mạnh ý gì?
- A. Nhấn mạnh sự hồn nhiên của các em thiếu nhi.
- B. Nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên của các em thiếu nhi.
- C. Nhấn mạnh tinh thần đoàn kết tham gia trồng cây của các em thiếu nhi.
D. Nhấn mạnh việc tham gia trồng cây một cách tích cực (được nhiều cây) của các em thiếu nhi.
Bình luận