Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 5 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vì sao dân làng tin Nai Ngọc sẽ trở lại?
- A. Vì Nai Ngọc đã hứa sẽ trở lại.
- B. Vì họ thấy dấu chân Nai Ngọc trên núi.
C. Vì dân làng tin vào tình yêu của Nai Ngọc với dân làng.
- D. Vì có lời tiên tri từ già làng.
Câu 2: "Mẹ đi chợ, em học bài, bố đọc báo" là:
- A. Câu đơn.
- B. Câu ghép có hai vế.
C. Câu ghép có ba vế.
- D. Không phải câu
Câu 3: Bài văn tả người gồm mấy phần chính?
- A. 2 phần.
B. 3 phần.
- C. 4 phần.
- D. 5 phần.
Câu 4: Trong đoạn mở bài sau: "Có những người tuy đã xa cách nhưng vẫn để lại trong tôi những ấn tượng khó phai. Người ấy không phải ai xa lạ mà chính là cô giáo chủ nhiệm đầu tiên của tôi - cô Nguyễn Thị Mai với mái tóc đen dài và nụ cười ấm áp.", đây là kiểu mở bài nào và có những đặc điểm gì?
- A. Mở bài trực tiếp, vì giới thiệu ngay về cô giáo.
- B. Mở bài gián tiếp, vì bắt đầu bằng một suy ngẫm chung.
C. Kết hợp cả gián tiếp và trực tiếp, với câu đầu là dẫn dắt triết lí, câu sau giới thiệu trực tiếp.
- D. Không thuộc loại mở bài nào cả vì còn thiếu yếu tố hoàn cảnh gặp gỡ.
Câu 5: "Mây đen kéo đến ... trời bắt đầu đổ mưa". Có thể dùng cách nối nào sau đây?
- A. Dấu phẩy.
- B. Kết từ "rồi".
C. Dấy phẩy và kết từ “rồi”.
- D. Dấu chấm phẩy.
Câu 6: Các công viên và khu thương mại ở Mát-xđa được xây dựng theo mô hình nào?
- A. Mô hình hiện đại.
- B. Mô hình châu Âu.
C. Mô hình khu vườn Ả Rập truyền thống.
- D. Mô hình phương Tây.
Câu 7: Để tăng tính thuyết phục cho đoạn văn phản đối, người viết nên làm gì?
- A. Dùng từ ngữ phức tạp.
- B. Viết càng dài càng tốt.
C. Đưa ra dẫn chứng cụ thể.
- D. Lặp lại nhiều lần.
Câu 8: Cho câu văn: "Bầu trời hôm nay thật đẹp. Bầu trời trong xanh không một gợn mây." Đây là cách liên kết nào?
- A. Liên kết bằng từ nối.
B. Liên kết bằng lặp từ ngữ.
- C. Liên kết bằng từ thay thế.
- D. Không có liên kết.
Câu 9: Ai được coi là nhà phát minh ra điện thoại di động đầu tiên?
- A. Steve Jobs.
B. Mác-tin Cúp-pơ.
- C. Bill Gates.
- D. Alexander Graham Bell.
Câu 10: Phần mở đầu của đoạn văn nêu ý kiến tán thành cần:
- A. Chỉ nêu lí do tán thành.
B. Giới thiệu sự việc và nêu ý kiến tán thành.
- C. Chỉ đưa ra dẫn chứng.
- D. Kết luận về sự việc.
Câu 11: Du khách ngạc nhiên vì điều gì khi đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám?
- A. Không gian nguy nga, tráng lệ.
B. Tại đây đã mở khoa thi tiến sĩ từ 1075.
- C. Còn trưng bày các đồ vật của các kì thi khoa cử.
- D. Không cho phép khách nước ngoài tham quan.
Câu 12: Tuệ Tĩnh sống vào thời kỳ nào?
- A. Đời Lý.
B. Đời Trần.
- C. Đời Lê.
- D. Đời Nguyễn.
Câu 13: Tìm từ các đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây?
Đàn kiến tiếp tục công việc của chúng: khuân đất, nhặt lá khô, tha mồi. Kiến bé tí tẹo nhưng rất khoẻ và hăng say. Kiến vác, kiến lôi, kiến đẩy, kiến nhấc bổng lên được một vật nặng khổng lồ. Kiến chạy tíu tít, gặp nhau đụng đầu chào, rồi lại vội vàng, tíu tít...
A. Khuân – vác – tha – nhấc.
- B. Vác – lôi – đẩy – chạy.
- C. Nhặt – tha – đụng – chạy.
- D. Khỏe – hăng say – vội vàng – tíu tít.
Câu 14: Phần mở bài của bài văn tả phong cảnh có nội dung là gì?
- A. Miêu tả sự thay đổi của phong cảnh.
B. Giới thiệu khái quát về phong cảnh.
- C. Miêu tả bao quát vẻ đẹp phong cảnh.
- D. Nêu cảm nhận về phong cảnh.
Câu 15: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong câu dưới đây?
Theo kế hoạch, năm mới 2012 sẽ có cầu truyền hình Hà Nội – Huế – TP. Hồ Chí Minh.
- A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- B. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
C. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
- D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
Câu 16: Mục đích chính khi viết một đoạn văn thể hiện tình cảm là gì?
- A. Truyền đạt thông tin một cách khách quan.
- B. Thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm của mình.
C. Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ chân thật của bản thân về một vấn đề.
- D. Mô tả chi tiết một sự việc, hiện tượng.
Câu 17: Phần mở đầu của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc cần trả lời những câu hỏi nào?
- A. Ai? Làm gì? Ở đâu?
B. Sự việc gì? Khi nào? Ở đâu?
- C. Sự việc gì? Tại sao? Như thế nào?
- D. Ai? Khi nào? Tại sao?
Câu 18: Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
- A. Vẻ đẹp của thiên nhiên Đồng Tháp Mười.
- B. Tầm quan trọng của vùng đất trong lịch sử.
C. Tình yêu quê hương, đất nước và thể hiện sự gắn bó, hòa hợp giữa con người và thiên nhiên ở Đồng Tháp Mười.
- D. Sự phát triển của vùng đất Nam Bộ.
Câu 19: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép?
- A. Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt.
- B. Là câu có 2 cụm chủ vị và chúng không bao chứa nhau.
C. Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau.
- D. Là câu có 3 cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau.
Câu 20: Bài thơ "Bộ đội về làng" thể hiện cảm xúc gì của người dân trong làng?
A. Niềm vui mừng, hạnh phúc khi bộ đội trở về.B. Nỗi buồn vì chiến tranh.C. Sự lo lắng về tương lai.D. Tình yêu thương đối với đất nước.
Câu 21: Cách viết nào sau đây là đúng?
A. Hi-rô-si-ma.
- B. Hirôsima.
- C. Hi rô si ma.
- D. Hiroshima.
Câu 22: Tại sao tác giả chọn "hương cốm" làm hình ảnh trung tâm của bài thơ?
- A. Vì đó là đặc sản của Hà Nội.
- B. Vì hương cốm thơm ngon.
C. Vì hương cốm là biểu tượng cho sự kết hợp giữa thiên nhiên, con người và văn hóa.
- D. Vì hương cốm dễ tả.
Câu 23: Trong các câu văn sau, từ nào được lặp lại để liên kết các câu?
"Tôi rất thích đọc sách. Sách giúp tôi mở mang kiến thức."
- A. Tôi.
B. Sách.
- C. Thích.
- D. Kiến thức.
Bình luận