Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 5 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là nội dung câu chuyện “Cánh đồng hoa”?

  • A. Ngụy cơ đồng cỏ trở thành bãi rác và ý tưởng cải tạo đồng cỏ.
  • B. Những cuộc đánh trống, nhảy múa của dân làng.
  • C. Tình làng nghĩa xóm.
  • D. Ý tưởng cải tạo đồng cỏ của các bạn nhỏ.

Câu 2: Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là “di sản thiên nhiên thế giới” vào năm nào?

  • A. Năm 1994 và năm 2000.
  • B. Năm 1994.
  • C. Năm 2000.
  • D. Năm 2002.

Câu 3: Những từ “con voi, con hươu, con bò” là danh từ chỉ gì?

  • A. Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.
  • B. Danh từ chỉ người.
  • C. Danh từ chỉ vật.
  • D. Danh từ chỉ thời gian.

Câu 4: Phần mở bài của bài văn kể chuyện sáng tạo có nội dung gì?

  • A. Kể lại câu chuyện.
  • B. Giới thiệu câu chuyện.
  • C. Tóm tắt câu chuyện.
  • D. Bài học rút ra từ câu chuyện.

Câu 5: Con hãy đọc đoạn thơ sau và cho biết những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?

         “Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

          Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

 Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!”

  • A. Thể hiện tình cảm, thái độ tôn kính đối với nhân vật được nhắc tới.
  • B. Sự tùy hứng của tác giả.
  • C. Tuân thủ quy tắc của tác giả.
  • D. Vì đó là tên của nhân vật.

Câu 6: Yếu tố nào sau đây không cần thiết khi kể chuyện sáng tạo?

  • A. Phát âm đúng, dễ nghe.
  • B. Trong cậu chuyện xen kẽ nhiều lời kể, lời tả.
  • C. Lời kể diễn cảm, có ngữ điệu.
  • D. Lời nói phải điệu đà.

Câu 7: Đâu không phải là đặc điểm của bài văn kể chuyện sáng tạo?

  • A. Thay đổi cách kết thúc mà không làm thay đổi nội dung câu chuyện.
  • B. Thay đổi cách kết thúc và làm thay đổi nội dung câu chuuyện.
  • C. Thay đổi các kết thúc mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu chuyện.
  • D. Thay đổi cách kết thúc mà không làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.

Câu 8: Tìm đại từ trong câu sau?

Cắt kiệt sức rồi, quay tròn xuống đồng xóc như cái diều đứt dây. Chúng tôi ùa chạy ra, con cắt còn ngấp ngoái.

  • A. Cái.
  • B. Chúng tôi.
  • C. Còn.
  • D. Tôi.

Câu 9: Đâu là nhận định không đúng về nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam?

  • A. Gắn liền với những điều kiện tự nhiên, sinh hoạt của người nông dân trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc bộ
  • B. Được coi là di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
  • C. Là một nét văn hóa truyền thống riêng biệt của dân tộc Việt Nam.
  • D. Chỉ được biểu diễn vào ngày Tết cổ truyền.

Câu 10: Vì sao ông quản khích lệ anh Tễu đi theo tâm nguyện của mình?

  • A. Vì ông thấy chú Tễu không muốn ở lại phường rối.
  • B. Vì ông hiểu đó là mong ước làm cho nghề rối nước những tích trò hay hơn, những quân rối đẹp hơn.
  • C. Vì đó cũng là tâm nguyện của ông nhưng bản thân ông không thực hiện được.
  • D. Vì đó là mong muốn của cha mẹ chú Tễu.

Câu 11: Vì sao diễn múa ba lê phải rất dày công khổ luyện?

  • A. Kĩ thuật cần thể hiện được sức mạnh một cách mãnh liệt.
  • B. Yêu cầu của bộ môn ba lê.
  • C. Múa ba lê rất khó.
  • D. Múa ba lê cần tập luyện trong thời gian dài mới được mọi người công nhận.

Câu 12: Hát quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào thời gian nào?

  • A. 30/10/2009.
  • B. 30/09/2009.
  • C. 30/10/2010.
  • D. 30/09/2010.

Câu 13: Khi thể hiện tình cảm, cảm xúc trong bài viết, em cần lưu ý điều gì dưới đây?

  • A. Chọn được từ ngữ phù hợp để thể hiện tình cảm, cảm xúc.
  • B. Thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau về bài thơ.
  • C. Chỉ thể hiện một cảm xúc về bài thơ.
  • D. Không cần thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ.

Câu 14: Đâu là cách viết đúng tiêu ngữ trong phần đầu của báo cáo công việc?

  • A. Độc lập – tự do – hạnh phúc.
  • B. Độc lập, tự do, hạnh phúc.
  • C. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
  • D. Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc.

Câu 15: Từ ngữ nào dưới đây chỉ sự vật, hoạt động trong một trận đấu bóng đá?

  • A. Chuyền bóng, ghi bàn, bắt bóng.
  • B. Quả bòng, bắt bóng, ghi bàn.
  • C. Đánh cầu, đá bóng, kéo co.
  • D. Đánh cầu, đá cầu, chạy bộ.

Câu 16: Theo em, người nhận báo cáo công việc thường là ai?

  • A. Thầy giáo, cô giáo chủ nhiệm.
  • B. Thầy cô giáo chủ nhiệm, thầy cô tổng phụ trách,…
  • C. Lớp trưởng.
  • D. Các cơ quan giáo dục.

Câu 17: Phần kết bài của bài văn tả phong cảnh có nội dung là gì?

  • A. Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về phong cảnh.
  • B. Nêu ấn tượng đầu tiên về phong cảnh.
  • C. Nêu sự thay đổi của phong cảnh.
  • D. Nêu điểm độc đáo nhất của phong cảnh.

Câu 18: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây?

Chúng tôi kể cho nhau nghe về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ là má. Bạn Hoà ở Hà Nam gọi mẹ bằng u. Bạn Thanh ở Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ bằng mạ.

  • A. Má – mẹ. 
  • B. Má – mẹ – u – bầm – mạ.
  • C. U – bầm – mạ.
  • D. Mẹ - bầm – u – mạ.

Câu 19: Sơn Đoòng có niên đại bao nhiêu năm tuổi?

  • A. 5 triệu năm tuổi.
  • B. 4 triệu năm tuổi.
  • C. 3 triệu năm tuổi.
  • D. 7 triệu năm tuổi.

Câu 20: Khi quan sát phong cảnh, em nên lựa chọn quan sát điều gì?

  • A. Quan sát tất cả các sự vật có trong phong cảnh.
  • B. Lựa chọn những sự vật nhỏ bé, ít nổi bật.
  • C. Lựa chọn những sự vật, hiện tượng nổi bật, đặc sắc để quan sát.
  • D. Lựa chọn phong cảnh nổi tiếng, được nhiều người biết đến để quan sát.

Câu 21: Từ ngữ nào dùng để miêu tả cảnh vật được quan sát bằng mắt?

  • A. Thơm ngào ngạt.
  • B. Ngọt ngào.
  • C. Lấp lánh, rực rỡ.
  • D. Náo nhiệt, ồn ào.

Câu 22: Bài thơ “Mầm non” của tác giả nào?

  • A. Võ Quảng.
  • B. Lưu Quang Vũ.
  • C. Nguyễn Khuyến.
  • D. Nguyễn Duy.

Câu 23: Từ in đậm trong đoạn văn dưới đây được dùng với ý nghĩa gì?

Nổi tiếng nhất trong Quần thể di tích lịch sử – văn hoá núi Bà Đen (Tây Ninh) là chùa Bà. Từ chân núi, bạn sẽ có hơn một giờ trải nghiệm lí thú theo con đường 1500 bậc, vòng quanh những tảng đá, cây rùng um tùm hai bên để lên thăm ngôi chùa nằm ở độ cao hơn 200 mét này.

  • A. Nghĩa gốc chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng.
  • B. Nghĩa gốc chỉ bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng.
  • C. Nghĩa chuyển chỉ phần dưới cùng tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.
  • D. Nghĩa chuyển chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng.

Câu 24: Trong các câu sau đây, câu nào chứa từ miệng được dùng với nghĩa chuyển?

  • A. Cô bé có khuôn miệng nhỏ nhắn, xinh xắn.
  • B. Đừng có mà suốt ngày chỉ biết “há miệng chờ sung” như thế.
  • C. Đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà.
  • D. Miệng hố được che đậy rất kĩ càng, đây chính là cái bẫy để bắt thú dữ.

Câu 25: Nhận xét nào đúng với Xa-ha-ra?

  • A. Sa mạc lớn nhất Cuba.
  • B. Sa mạc lớn nhất thế giới.
  • C. Sa mạc lớn nhất Mông Cổ.
  • D. Sa mạc lớn nhất Châu Phi.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác