Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 5 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhân vật chính trong bài đọc “Cánh đồng hoa” là?

  • A. Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ.
  • B. Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok.
  • C. Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ.
  • D. Ja Prok và Mư Nhơ.

Câu 2: Tại sao đảo của Hạ Long không phải là những núi đá buồn tẻ, đơn điệu?

  • A. Vì mỗi hòn, mỗi dáng đều thấp thoáng hình ảnh của sự sống.
  • B. Vì ở đây mọc lên rất nhiều hòn đảo.
  • C. Vì là thắng cảnh có một không hai của nước ta.
  • D. Vì có chỗ đảo quần tụ lại, xúm xít như vạn chài lúc neo thuyền, phơi lưới.

Câu 3: Danh từ là gì?

  • A. Là những từ chỉ hành động của con người, sự vật …
  • B. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật… 
  • C. Là những từ chỉ sự vật: con người, sự vật, sự việc, hiện tượng tự nhiên, thời gian..
  • D. Là những từ chỉ tính cách, phẩm chất của con người và con vật.

Câu 4: Phần thân bài của bài văn kể chuyện sáng tạo có nội dung gì?

  • A. Giới thiệu câu chuyện.
  • B. Kể lại tóm tắt câu chuyện.
  • C. Kể lại câu chuyện với những chi tiết sáng tạo.
  • D. Miêu tả nhân vật.

Câu 5: Từ “bác” trong ví dụ nào sau đây được dùng như một đại từ xưng hô?

  • A. Chị Lan là con của bác Hải.
  • B. Anh Nam là con trai của bác tôi.
  • C. Người là cha, là bác, là anh.
  • D. Bác được tin rằng/ Cháu làm liên lạc.

Câu 6: Tại sao cần phải lựa chọn cách sáng tạo trước khi làm bài văn kể chuyện sáng tạo?

  • A. Để thu hút hơn với người đọc, người nghe.
  • B. Để chủ động dễ dàng trong quá trình làm bài.
  • C. Để biết được nội dung câu chuyện.
  • D. Để chọn được câu chuyện phù hợp.

Câu 7: “Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu?

  • A. Tới trung du, vùng đất đỏ.
  • B. Tới những miền đất lạ: miền trung du, vùng đất đỏ, vùng đại ngàn, triền núi đá.
  • C. Vùng đại ngàn.
  • D. Vùng đất đỏ, vùng đại ngàn.

Câu 8: Bài văn kể chuyện sáng tạo có đặc điểm gì sau đây?

  • A. Sáng tạo thêm chi tiết cho câu chuyện.
  • B. Thay đổi hoàn toàn nội dung câu chuyện.
  • C. Thay đổi tính cách và hành động của nhân vật.
  • D. Sáng tạo thêm rất nhiều nhân vật khác trong truyện.

Câu 9: Tìm đại từ trong đoạn văn sau vào cho biết tác dụng của mỗi đại từ đó?

Một buổi sáng, sóc nhỏ nghe thấy tiếng thút thít của cây non. Chú hỏi: 

 - Sao bạn khóc?

 - Tôi sợ lũ sâu sẽ ăn hết những chiếc lá non...

 - Đừng sợ chúng! Tôi sẽ bảo vệ bạn. – Sóc nhỏ quả quyết.

  • A. Đại từ xưng hô “tôi”, “bạn”.
  • B. Đại từ xưng hô “lũ sâu”.
  • C. Đại từ xưng hô “tôi”, đại từ để hỏi “sao”.
  • D. Đại từ thay thế “đừng”.

Câu 10: Múa rối nước là nghệ thuật biểu diễn của vùng nào?

  • A. Nam Bộ.
  • B. Trung Bộ.
  • C. Bắc Bộ.
  • D. Tây Nam Bộ.

Câu 11: Tìm tất cả các kết từ trong đoạn văn dưới đây?

A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

  • A. Của, như, bằng.
  • B. Cái, bằng, trông.
  • C. Như.
  • D. Không có kết từ.

Câu 12: Khi xem vở Hồ thiên nga, khán giả có cảm giác gì?

  • A. Như được ngắm nhìn một đàn thiên nga đang lướt trên mặt hồ.
  • B. Như được ngắm nhìn một vườn hoa.
  • C. Như được ngắm nhìn các tiên nữ xinh đẹp.
  • D. Như được ngắm nhìn một kiệt tác nghệ thuât.

Câu 13: Theo em, điều gì làm nên sức sống của một bài thơ?

  • A. Độ dài của một bài thơ.
  • B. Thời điểm sáng tác của một bài thơ.
  • C. Các biện pháp tu từ được sử dụng.
  • D. Nội dung sâu sắc, giàu ý nghĩa, nghệ thuật độc đáo, ấn tượng.

Câu 14: Đâu là người nhận trong phần chính của báo cáo công việc?

  • A. Thành phố Hồ Chí Minh.
  • B. Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
  • C. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. 
  • D. Thầy Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu Học Đoàn Thị Điểm.

Câu 15: Điền từ thích hợp và chỗ trống: 

“Bạn bè là nghĩa ___________

Khó khăn thuận lợi ân cần có nhau”

  • A. Tương thân.
  • B. Tương ái.
  • C. Tương đồng.
  • D. Tương trợ.

Câu 16: Bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm” thuộc thể thơ gì?

  • A. Tự do.
  • B. Bốn chữ.
  • C. Bảy chữ.
  • D. Năm chữ.

Câu 17: Để chuẩn bị thật tốt cho nội dung bản báo cáo, em cần làm gì?

  • A. Học hỏi từ thầy cô, bạn bè cách làm bảng biểu.
  • B. Tìm hiểu, ghi chép số liệu, thông tin chính xác về các hoạt động của lớp hoặc của chi đội trong quá trình thực hiện công việc.
  • C. Tìm kiếm những bản báo cáo có sẵn trên mạng.
  • D. Thu thập số liệu từ các lớp khác để làm báo cáo.

Câu 18: Em có thể lựa chọn những phong cảnh nào để miêu tả?

  • A. Những phong cảnh chỉ có trong phim hoạt hình.
  • B. Những phong cảnh có trên báo, ti vi.
  • C. Những phong cảnh xung quanh em mà em có thể quan sát được hàng ngày.
  • D. Những phong cảnh có trong trí tưởng tượng của em.

Câu 19: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây?

Các em lớp Một phấn khởi chào đón năm học mới. Chúng tôi vô cùng hân hoan.

  • A. Chào đón – hân hoan.
  • B. Phấn khởi – hân hoan.
  • C. Các em – chúng tôi.
  • D. Phấn khởi – vô cùng.

Câu 20: Đâu là nhận xét đúng về hang Sơn Đoòng?

  • A. Là một nơi trên đỉnh núi cao.
  • B. Là một trong những tác phẩm tuyệt vời nhất của tạo hóa.
  • C. Là một nơi có địa hình hiểm trở ở phía Bắc nước ta.
  • D. Là nơi có nền văn hóa lâu đời.

Câu 21: Quan sát theo trình tự không gian là gì?

  • A. Là quan sát bao quát toàn cảnh đến từng chi tiết, từng bộ phận (hoặc ngược lại).
  • B. Là quan sát theo sự thay đổi của phong cảnh trong mỗi lần quan sát.
  • C. Là quan sát sự thay đổi theo mùa của phong cảnh.
  • D. Là quan sát từng chi tiết trong phong cảnh.

Câu 22: Bài thơ “Mầm non” tả vẻ đẹp gì?

  • A. Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người khi mùa xuân về.
  • B. Vẻ đẹp bất ngờ của sự bừng tỉnh, nảy nở, sinh sôi của vạn vật.
  • C. Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa đông về.
  • D. Vẻ đẹp của cây cối khi mùa xuân về.

Câu 23: Giải thích ý nghĩa của từ in đậm trong câu dưới đây?

Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

  • A. Chỉ số lượng.
  • B. Chỉ thức ăn được nấu kĩ đến độ ăn được.
  • C. Chỉ quả đã vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, có hương thơm, vị ngọt.
  • D. Sự thành thục, am hiểu đầy đủ mọi khía cạnh.

Câu 24: Cái nắng ở Xa-ha-ra được miêu tả trong bài đọc như thế nào?

  • A. Nắng rực lửa.
  • B. Nắng oi ả.
  • C. Nắng như rải lửa.
  • D. Nắng chói chang.

Câu 25: Bước đầu tiên khi sử dụng từ điển là gì?

  • A. Đọc phần mục lục của từ điển.
  • B. Chọn từ điển phù hợp.
  • C. Đọc nghĩa của từ.
  • D. Tìm từ cần tra.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác