Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 5 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: “Cánh đồng hoa cũng như đang vui cười hạnh phúc” sử dụng biện pháp tu từ gì?
- A. Nhân hóa.
- B. So sánh.
- C. Liệt kê.
D. Ẩn dụ.
Câu 2: Đâu là câu văn miêu tả khung cảnh về buổi chiều?
A. Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối, chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình.
- B. Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới hồ, chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình.
- C. Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới sông, chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình.
- D. Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối, chúng tôi tha thẩn nghe tiếng gió.
Câu 3: Động từ là gì?
A. Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- B. Là những từ chỉ đặc điểm, tính cách của con người.
- C. Là những từ chỉ sự vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian.
- D. Là những hư từ.
Câu 4: Đóng vai vào nhân vật để tự giới thiệu và dẫn dắt câu chuyện có tác dụng gì?
- A. Làm cho người đọc, người nghe có cái nhìn đa chiều về câu chuyện đang được kể.
B. Tăng cường sự hấp dẫn và kích thích tính tò mò của người đọc, người nghe, khiến cho học muốn tiếp tục đọc để tìm hiểu về nhân vật và câu chuyện.
- C. Làm tăng tính sáng tạo và có thể biến đổi nội dung và ý nghĩa của câu chuyện đang được kể.
- D. Hóa thân vào góc nhìn thứ ba để sáng tạo và thay đổi nội dung câu chuyện.
Câu 5: Đại từ “sao, bao nhiêu, nào” được dùng để làm gì?
- A. Được dùng để thay thế.
B. Được dùng để hỏi.
- C. Được dùng để xưng hô.
- D. Được dùng để trỏ số lượng.
Câu 6: Tại sao con nói “Con mang ngọn gió trăm miền về cho mẹ”?
A. Con muốn kể cho mẹ nghe những nơi con đã đi qua.
- B. Con muốn mang gió về cho mẹ xem.
- C. Con muốn đưa mẹ cùng đi.
- D. Con muốn mẹ tưởng tượng cùng con.
Câu 7: Hình ảnh “cây bần con bên sông vẫn cứ tiếp tục mọc lên để duy trì màu xanh bờ bãi cù lao quê hương tôi” có ý nghĩa gì?
- A. Cây bần tiếp tục mọc để cho quê hương luôn xanh ngát.
B. Cây bần con tượng trung cho các thế hệ trẻ sau này vẫn luôn phát huy truyền thống của quên hương.
- C. Cây bần con là sự thay thế cho cây bần già.
- D. Nói về sự già cỗi của cây bần.
Câu 8: Các sự việc trong phim hoạt hình thường có đặc điểm gì?
- A. Dài, nhiều sự kiện, có sự mâu thuẫn giữa các nhân vật.
B. Hài hước, dễ nhớ và dễ hiểu.
- C. Sâu sắc, đậm tính giáo dục.
- D. Mang nhiều thông điệp sâu sắc, đáng suy ngẫm.
Câu 9: Vì sao các nhân vật trong phim hoạt hình thường được thiết kế khá đơn giản?
- A. Vì đó là yêu cầu của câu chuyện.
B. Vì đối tượng chủ yếu của phim hoạt hình là trẻ em nên có thể dễ dàng kết nối với nhân vật hơn.
- C. Vì chưa đủ kĩ thuật làm phim.
- D. Vì nhân vật vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và chỉnh sửa.
Câu 10: Ở cảnh 1, lí do anh Tễu gặp ông quản là gì?
- A. Đến để mua rối nước.
- B. Đến để chào hỏi.
C. Đến để học nghề.
- D. Đến để ca hát.
Câu 11: Vở kịch nào được nhắc đến trong bài Nghệ thuật múa ba lê?
- A. Bạch Tuyết và bảy chú lùn.
B. Người đẹp ngủ trong rừng.
- C. Quan thanh tra.
- D. Cướp biển vùng Ca-ri-bê.
Câu 12: Để hiểu thể hiện được tình cảm, cảm xúc về bài thơ em đã đọc, em cần làm gì?
- A. Đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ.
B. Khi đọc bài thơ, cần dành thời gian để suy nghĩ về cảm xúc mà nó mang lại và sử dụng nhiều tính từ để mô tả cảm xúc của bản thân.
- C. Hỏi ý kiến của những người xung quanh về bài thơ.
- D. Tham khảo những bài viết khác về bài thơ.
Câu 13: Báo cáo công việc gồm những phần nào?
- A. Phần mở đầu.
- B. Phần nội dung chính.
- C. Phần kết thúc.
D. Phần mở đầu, phần chính và phần cuối.
Câu 14: Việc tạo điều kiện học tập cho các bạn nhỏ khiếm thính sẽ tạo cơ hội gì?
- A. Các bạn sẽ có một nơi để vui chơi.
- B. Các bạn có thể thỏa trí tò mò với thế giới xung quanh.
C. Hòa nhập với xã hội, mở ra một tương lai tươi sáng.
- D. Các bạn có thể gặp cô giáo mỗi ngày.
Câu 15: Thành ngữ nào sau đây nói về tình bạn?
A. Thêm bạn bớt thù.
- B. Anh em hạt máu sẻ đôi.
- C. Ái nhân như kỷ.
- D. Ăn cây nào rào cây nấy.
Câu 16: Nội dung nào dưới đây thuộc phần cuối của báo cáo công việc?
- A. Tiêu đề.
- B. Người nhận.
C. Chữ kí và họ tên người viết báo cáo.
- D. Nội dung báo cáo.
Câu 17: Khi miêu tả phong cảnh, em cần chú ý điều gì sau đây?
- A. Bài viết phải dài, phải thật chi tiết.
- B. Phải miêu tả tất cả các sự vật có trong phong cảnh.
C. Phải làm nổi bật được đặc điểm của phong cảnh.
- D. Cần đưa nhiều hình ảnh sinh động vào bài viết.
Câu 18: Bài thơ “Trước cổng trời” của ai?
- A. Nguyễn Đình Thi.
- B. Nguyễn Lữ.
- C. Nguyễn Trung Thành.
D. Nguyễn Đình Ánh.
Câu 19: Từ đồng nghĩa là gì?
- A. Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- B. Là những từ có nghĩa giống nhau.
- C. Là những từ có phát âm giống nhau.
D. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Câu 20: Khu rừng nguyên sinh trong hang Sơn Đoòng như thế nào?
A. Tuyệt đẹp với thảm thực vật phong phú, khác lạ.
- B. Tuyệt đẹp với thảm thực vật đa dạng.
- C. Thảm thực vật đa dạng, mới mẻ.
- D. Cây cối ở đây đa dạng các sắc màu.
Câu 21: Theo em, hang Sơn Đoòng mang lại giá trị gì?
- A. Mang lại sự tò mò của những vị khách tham quan.
B. Mang lại giá trị du lịch, đa dạng hệ sinh thái.
- C. Mang lại vẻ đẹp tiềm tàng, bí ẩn.
- D. Trở thành một nơi có vẻ đẹp kì bí.
Câu 22: Có những cách quan sát phong cảnh nào?
- A. Quan sát trực tiếp.
- B. Quan sát qua tranh ảnh, video…
- C. Thông qua lời kể của một người để tưởng tượng lại cảnh.
D. Quan sát trực tiếp hoặc tranh ảnh, video…
Câu 23: Đâu là thông điệp của bài thơ “Mầm non” mà Võ Quảng mang đến?
- A. Khích lệ các em cần chăm chỉ học hành.
B. Khích lệ các em bước ra ngoài thế giới, ngắm nhìn bầu trời, nhìn vạn vật để từ ấy có thể vươn đôi cánh tưởng tượng rộng mở cho trẻ thơ qua hình ảnh “mầm non”.
- C. Khích lệ các em cần có tính sáng tạo, tưởng tượng.
- D. Khích lệ các em bước ra ngoài thế giới, ngắm nhìn bầu trời và ngắm nhìn vạn vật.
Câu 24: Từ đa nghĩa là gì?
- A. Là từ có duy nhất một nghĩa gốc.
B. Là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một hoặc một số nghĩa chuyển.
- C. Là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một nghĩa chuyển.
- D. Là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và hai nghĩa chuyển.
Câu 25: Nghĩa của từ đa nghĩa được đánh số thứ tự 1 có ý nghĩa gì?
A. Nghĩa gốc.
- B. Nghĩa chuyển.
- C. Ví dụ về từ.
- D. Các từ đồng nghĩa.
Bình luận