Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 kết nối bài 13: Mầm non
Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 13: Mầm non. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
TUẦN 7 – BÀI 13. MẦM NON
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học này, HS sẽ:
Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Mầm non. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài.
Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản Mầm non. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, biết tóm tắt và hiểu được chủ đề của văn bản.
Hiểu nghĩa của từ ngữ, hình ảnh miêu tả sự chuyển mùa của thiên nhiên qua hình ảnh thơ, biện pháp tu từ nhân hóa của tác giả. Hiểu được điều bài đọc muốn nói thông qua hình ảnh mầm non.
Nhận biết được về từ đa nghĩa, khái niệm và nghĩa của chúng.
Lập được dàn ý cho bài văn tả phong cảnh đúng yêu cầu đề bài và theo đúng các bước cần thiết.
Nhận biết được hình ảnh thơ, cảnh vật và không gian trong bài thơ.
II - KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. BÀI ĐỌC: MẦM NON
Bài thơ “Mầm non” đã miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên. Qua đó, người đọc thấy được mọi cảnh vật lặng im nhưng ẩn sâu trong đó vẫn tồn tại sức sống mãnh liệt, sinh sôi nảy nở của những mầm non.
2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ ĐA NGHĨA
- Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một hoặc một số nghĩa chuyển.
- Các nghĩa của một từ đa nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.
3. VIẾT: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
Đề 1: Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống.
Đề 2: Tả một cảnh biển đảo em đã được thấy tận mắt hoặc xem trên phim ảnh.
Gợi ý:
1. Lập dàn ý.
- Mở bài: Nêu những ý giới thiệu bao quát về phong cảnh theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Thân bài: Liệt kê nội dung miêu tả theo một trong các trình tự:
+ Theo không gian: Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh theo trình tự từ gần tới xa, từ thấp lên cao, từ trái sang phải....
+ Theo thời gian: Tả sự biến đổi hoặc đặc điểm của phong cảnh trong những thời gian khác nhau (các buổi trong ngày, các mùa trong năm,...).
+ Theo không gian kết hợp với thời gian: Tả sự đổi thay của từng sự vật, hiện tượng,... trong những thời điểm khác nhau.
* Lưu ý:
+ Đặc điểm của phong cảnh cần được cảm nhận bằng nhiều giác quan.
+ Tập trung miêu tả những sự vật, hiện tượng,... nổi bật.
- Kết bài: Nêu suy nghĩ, nhận xét hoặc tình cảm, cảm xúc đối với phong cảnh được miêu tả theo cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.
2. Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.
- Những cảnh vật được lựa chọn để miêu tả.
- Cách sắp xếp trình tự miêu tả các cảnh vật
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 KNTT bài 13: Mầm non, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 13: Mầm non, Ôn tập tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 13: Mầm non
Bình luận