Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 13: Mầm non (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Bài 13: Mầm non (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: “Rừng cây trông thưa thớt” có nghĩa như thế nào?
A. Rừng thưa thớt vì cây không có lá.
- B. Rừng thưa thớt vì cây toàn lá vàng.
- C. Trông từ phía xa rừng cây có những chiếc tghớt đặt cách xa nhau.
- D. Rừng thưa thớt vì rất ít cây.
Câu 2: Khi mùa xuân đến sự vật có sự chuyển hóa như thế nào?
- A. Chuyển từ trạng thái náo nức sang lặng im.
B. Chuyển từ trạng thái lặng im sang rộn ràng, náo nức.
- C. Chuyển từ trạng thái vui vẻ sang trầm ngâm, tĩnh lặng.
- D. Mọi sự vật như đang thay một chiếc áo mới.
Câu 3: Bài thơ “Mầm non” của tác giả nào?
A. Võ Quảng.
- B. Lưu Quang Vũ.
- C. Nguyễn Khuyến.
- D. Nguyễn Duy.
Câu 4: Cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ “Mầm non” được miêu tả ở thời điểm nào?
- A. Trước khi mùa xuân về.
- B. Từ mùa xuân sang mùa hạ.
C. Trước và khi xuân về.
- D. Khi mùa xuân đang về.
Câu 5: Khi mùa xuân đến thiên nhiên như thế nào?
A. Ngàn chim muông hát ca vang dậy.
- B. Trăm ngọn suối ngừng róc rách.
- C. Mầm non nằm nép lặng im.
- D. Chim muông lặng im đợi xuân đến.
Câu 6: Nội dung chính của bài thơ “Mầm non” là gì?
- A. Miêu tả vẻ đẹp mầm non.
- B. Miêu tả vẻ đẹp của rừng cây thưa thớt lá.
C. Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.
- D. Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.
Câu 7: Bài thơ “Mầm non” tả vẻ đẹp gì?
- A. Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người khi mùa xuân về.
B. Vẻ đẹp bất ngờ của sự bừng tỉnh, nảy nở, sinh sôi của vạn vật.
- C. Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa đông về.
- D. Vẻ đẹp của cây cối khi mùa xuân về.
Câu 8: Trong bài thơ Mầm non, khi đất trời xôn xao, chim muông ríu rít, khe suối rì rào thì mầm non đã làm gì?
A. Mầm non bật dậy góp một sắc xanh tô điểm mùa xuân thêm rạng rỡ.
- B. Mầm non khoe chồi non lộc biếc.
- C. Mầm non đã cất cao tiếng hát, gọi mùa xuân về.
- D. Mầm non khoe vẻ đẹp của mình muôn loài.
Câu 9: “Mây” hiện ra như thế nào qua cảm nhận của mầm non?
A. Mây bay hối hả.
- B. Mây bay chầm chậm.
- C. Những đám mây vắt nửa mình sang thu.
- D. Mây treo lơ lửng trên những cành cây cao.
Câu 10: Hành động nào của “mầm non” khi nghe thấy xuân đến?
- A. Lập tức im lặng.
- B. Mặc chiếc áo khoác màu vàng.
C. Bật chiếc vỏ rơi để khoác áo màu xanh biếc.
- D. Tiếng thì thầm to nhỏ.
Câu 11: Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào?
- A. Mùa hạ,
B. Mùa đông.
- C. Mùa xuân.
- D. Mùa thu.
Câu 12: Tiếng chim kêu được tác giả miêu tả như thế nào?
- A. Chíp chip chiu.
- B. Chiu chip chip.
- C. Chíp chiu chíu.
D. Chíp chiu chiu.
Câu 13: Đâu là thông điệp của bài thơ “Mầm non” mà Võ Quảng mang đến?
- A. Khích lệ các em cần chăm chỉ học hành.
B. Khích lệ các em bước ra ngoài thế giới, ngắm nhìn bầu trời, nhìn vạn vật để từ ấy có thể vươn đôi cánh tưởng tượng rộng mở cho trẻ thơ qua hình ảnh “mầm non”.
- C. Khích lệ các em cần có tính sáng tạo, tưởng tượng.
- D. Khích lệ các em bước ra ngoài thế giới, ngắm nhìn bầu trời và ngắm nhìn vạn vật.
Câu 14: Khổ thơ sau trong bài thơ “Mầm non” sử dụng biện pháp tu từ nào?
“Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy”
A. Điệp ngữ.
- B. So sánh.
- C. Nói quá.
- D. Nói giảm nói tránh
Câu 15: Em hãy cho biết, từ “mầm non” nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
- A. Bé đang học ở trường mầm non.
- B. Thiếu niên, nhi đồng là những mầm non của đất nước.
- C. Những mầm non của đất nước đang ngày ngày nỗ lực.
D. Trên cành cây có những mầm non mới nhú.
Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt 5 kết nối bài 13: Mầm non
Bình luận