Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tập 1 Ôn tập tuần 2: Thế giới tuổi thơ
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tri thức Ôn tập tuần 2: Thế giới tuổi thơ có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bài văn kể chuyện sáng tạo có mấy phần?
- A. 4 phần.
B. 3 phần.
- C. 2 phần.
- D. 1 phần.
Câu 2: Để viết được bài văn kể chuyện sáng tạo chúng ta cần phải chuẩn bị mấy bước?
- A. 1 bước.
- B. 2 bước.
C. 3 bước.
- D. 4 bước.
Câu 3: Đâu là một trong những bước cần chuẩn bị để làm bài văn kể chuyện sáng tạo?
- A. Mở bài.
- B. Thân bài.
C. Lựa chọn cách sáng tạo.
- D. Kết bài.
Câu 4: Mở bài trong bài văn kể chuyện sáng tạo viết về nội dung gì?
- A. Kể lại câu chuyện với những chi tiết sáng tạo.
- B. Nêu suy nghĩ về câu chuyện.
C. Giới thiệu câu chuyện.
- D. Nêu cảm xúc về câu chuyện.
Câu 5: Kết bài trong bài văn kể chuyện sáng tạo viết về nội dung gì?
A. Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.
- B. Giới thiệu câu chuyện.
- C. Miêu tả đặc điểm, tính cách nhân vật.
- D. Kể lại câu chuyện với những chi tiết sáng tạo.
Câu 6: Em có thể kể một câu chuyện sáng tạo bằng các nào?
A. Thay đổi cách kết thúc câu chuyện.
- B. Thay đổi ý nghĩa câu chuyện.
- C. Thay đổi nhân vật trong câu chuyện.
- D. Thay đổi toàn bộ diễn biến câu chuyện.
Câu 7: Yếu tố nào sau đây không cần thiết khi kể chuyện sáng tạo?
- A. Phát âm đúng, dễ nghe.
- B. Trong cậu chuyện xen kẽ nhiều lời kể, lời tả.
- C. Lời kể diễn cảm, có ngữ điệu.
D. Lời nói phải điệu đà.
Câu 8: Bài văn kể chuyện sáng tạo gồm những phần nào?
- A. Mở bài.
- B. Mở bài và thân bài.
- C. Kết bài.
D. Mở bài – Thân bài – Kết bài.
Câu 9: Để đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, mở bài cần viết về nội dung gì?
- A. Kể lại câu chuyện với những chi tiết sáng tạo.
- B. Giới thiệu câu chuyện.
C. Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu và dẫn dắt vào câu chuyện.
- D. Kể lại diễn biến của câu chuyện.
Câu 10: Đâu là chi tiết em có thể thêm vào khi viết bài văn kể chuyện sáng tạo?
- A. Nhân vật.
- B. Lời kể.
- C. Lời thoại.
D. Lời kể, lời tả, lời thoại…
Câu 11: Đại từ là gì?
A. Là những từ dùng để xưng hô, để hỏi hoặc để thay thế các từ ngữ khác.
- B. Là những từ chỉ hành động của con người, sự vật.
- C. Là những từ chỉ tính cách, phẩm chất của con người.
- D. Là những từ chỉ đặc điểm, tính cách, phẩm chất của con người.
Câu 12: Đại từ “sao, bao nhiêu, nào” được dùng để làm gì?
- A. Được dùng để thay thế.
B. Được dùng để hỏi.
- C. Được dùng để xưng hô.
- D. Được dùng để trỏ số lượng.
Câu 13: Tìm từ có nghĩa giống với từ in đậm trong câu: Trái bần chua cũng là một “đặc sản” của quê tôi.
A. Quả.
- B. Phải.
- C. Đi.
- D. Hoa.
Câu 14: Trong bài đọc “Bến sông tuổi thơ” của Lê Văn Trường, từ “tôi” và “chúng tôi” hai đoạn đầu được dùng để chỉ ai?
- A. Dùng để chỉ tác giả và người trong làng.
- B. Dùng để chỉ bạn và các bạn.
C. Dùng để chỉ tác giả và bạn của tác giả.
- D. Dùng để chỉ tác giả và khách tham quan.
Câu 15: Trong bài đọc “Bến sông tuổi thơ” của Lê Văn Trường, các bạn trẻ tụ năm tụ bảy ở bến sông vào lúc nào?
- A. Buổi sáng.
- B. Buổi tối.
C. Buổi chiều.
- D. Buổi trưa.
Câu 16: Trong bài đọc “Bến sông tuổi thơ” của Lê Văn Trường, bạn nhỏ nhắc đến đặc sản gì của quê hương?
- A. Cá bống.
- B. Cá bông lau.
- C. Mắm đồng.
D. Món canh chua.
Câu 17: Bài văn kể chuyện sáng tạo có đặc điểm gì sau đây?
A. Sáng tạo thêm chi tiết cho câu chuyện.
- B. Thay đổi hoàn toàn nội dung câu chuyện.
- C. Thay đổi tính cách và hành động của nhân vật.
- D. Sáng tạo thêm rất nhiều nhân vật khác trong truyện.
Câu 18: Khi sáng tạo thêm cho câu chuyện, em cần lưu ý điều gì sau đây?
- A. Thêm thắt càng nhiều chi tiết thì câu chuyện sẽ trở nên thú vị hơn.
- B. Sáng tạo thêm thật nhiều nhân vật mới.
- C. Không thay đổi kết thúc của câu chuyện.
D. Lựa chọn chi tiết sáng tạo, hấp dẫn và phù hợp với nội dung câu chuyện.
Câu 19: Đóng vai nhân vật kể chuyện có tác dụng như thế nào đối với câu chuyện được kể?
- A. Giúp câu chuyện được mọi người yêu mến nhiều hơn.
B. Giúp câu chuyện được kể chân thực và sống động hơn.
- C. Giúp câu chuyện dễ đọc, dễ hiểu hơn.
- D. Giúp câu chuyện hay hơn, nhiều ý nghĩa hơn.
Câu 20: Vì sao cần nhớ lại câu chuyện trước khi viết bài văn kể chuyện sáng tạo?
- A. Để ghi nhớ được diễn biến câu chuyện.
B. Để hồi tưởng lại nội dung, diễn biến và các nhân vật trong câu chuyện.
- C. Để kể lại câu chuyện một cách chính xác nhất.
- D. Để không nhầm lẫn tên các nhân vật trong câu chuyện.
Câu 21: Em cần chú ý những yếu tố nào của câu chuyện kể?
- A. Nhân vật và diễn biến.
- B. Lời thoại và nhân vật.
C. Bối cảnh, nhân vật và diễn biến.
- D. Thời gian diễn ra câu chuyện.
Câu 22: Đâu không phải là một lựa chọn sáng tạo trong bài viết kể chuyện sáng tạo?
- A. Sáng tạo thêm chi tiết.
- B. Thay đổi kết thúc.
C. Thay đổi hoàn toàn tính cách nhân vật.
- D. Đóng vai nhân vật.
Câu 23: Khi giới thiệu câu chuyện, bài viết cần đáp ứng yêu cầu gì?
- A. Giới thiệu câu chuyện độc đáo, thể hiện được sự hiểu biết của người viết.
B. Giới thiệu được câu chuyện một cách hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.
- C. Giới thiệu câu chuyện một cách hài hước, hóm hỉnh.
- D. Giới thiệu câu chuyện một cách trang trọng, lịch sự.
Câu 24: Đọc đoạn văn dưới đây và cho biết điểm sáng tạo so với câu chuyện gốc “Cánh đồng hoa” là gì?
Ngồi tựa vào gốc cây, các bạn nhỏ ngước nhìn bầu trời. Trên bầu trời xanh biếc, muôn vàn đám mây như đang đùa giỡn, trông thật vui nhộn. Một cụm mây bỗng tách ra, nhìn giống bông cúc trắng khổng lồ. Rồi một cụm mây nữa, trông giống đoá quỳnh tinh khôi. Những “bông hoa mây” cứ bồng bềnh, bồng bềnh, khiến Mư Hoa phải bật dậy reo lên: “Các cậu có thấy bầu trời như một vườn hoa không?”.
- A. Thay đổi tên nhân vật.
- B. Thay đổi diễn biến câu chuyện.
C. Sáng tạo thêm chi tiết, lời kể cho câu chuyện
- D. Thay kết thúc của câu chuyện.
Câu 25: Đọc đoạn văn dưới đây và cho biết điểm sáng tạo so với câu chuyện gốc “Thanh âm của gió” là gì?
Bố bảo mới nghe chúng tôi kể thôi mà bố đã thích trò chơi ấy rồi. Bố hẹn chúng tôi ngày mai dậy sớm chạy ra bờ suối nghe xem gió nói điều gì. Thế là chúng tôi tưởng tượng ra bao nhiêu tiếng gió mà bố có thể nghe được. Tiếng gió cứ lao xao, lao xao đưa chúng tôi vào giấc ngủ lúc nào không hay.
- A. Thêm một số nhân vật mới cho câu chuyện.
B. Thay đổi kết thúc của câu chuyện.
- C. Đóng vai nhân vật để kể chuyện
- D. Thay đổi tên nhân vật.
Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt 5 kết nối bài 3: Đọc Tuổi Ngựa
Bình luận