Dễ hiểu giải Tiếng Việt 5 kết nối bài 3: Đọc Tuổi Ngựa
Giải dễ hiểu Dễ hiểu giải Tiếng Việt 5 kết nối bài 3: Đọc Tuổi Ngựa. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 3
ĐỌC: TUỔI NGỰA
Khởi động: Trao đổi về những tên gọi của năm (theo âm lịch) mà em biết.
Giải nhanh:
Năm (âm lịch): Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Câu 1: Qua trò chuyện với mẹ, vì sao bạn nhỏ lại tưởng tượng mình là chú ngựa con rong ruổi đó đây?
Giải nhanh:
Chú ngựa con rong ruổi đó đây vì mẹ nói với bạn nhỏ rằng tuổi của bạn nhỏ là tuổi Ngựa , vì Ngựa không yên một chỗ.
Câu 2: Kể lại hành trình của chú ngựa con theo trí tưởng tượng của bạn nhỏ.
Giải nhanh:
- Những miền đất đã qua: miền trung du, vùng đất đỏ, triền núi đá, …
- Những cảnh vật đã thấy: cánh đồng hoa bao gồm hoa mơ trắng, hoa huệ, hoa cúc dại, …
- Những cảm nghĩ đã có: lo lắng khi mẹ buồn, nhớ mẹ.
Câu 3: Qua đoạn thơ cuối, bạn nhỏ muốn nói với mẹ điều gì?
Giải nhanh:
Bạn nhỏ muốn nói với mẹ rằng dù con có đi đến bất cứ nơi nào, dù là núi, rừng, sông hay biển thì người mẹ cũng đừng buồn và lo lắng bởi bạn nhỏ luôn nhớ, biết ơn mẹ và trở về hiếu thảo bên cạnh mẹ.
Câu 4: Nêu nhận xét về bạn nhỏ trong bài thơ.
Giải nhanh:
Bạn nhỏ trong bài thơ là một em bé ngoan ngoãn, hiếu thảo, có lòng thương mẹ, là người có ước mơ, hoài bão, yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên, …
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐẠI TỪ
Câu 1: Những từ in đậm trong mỗi câu sau được dùng để thay thế cho từ ngữ nào?
a. Nắng vàng óng. Lúa cũng vậy
b. Cây tre này cao và thẳng. Các cây kia cũng thế.
c. Cánh đồng vàng ruộm báo hiệu một vụ mùa bội thu. Đó là thành quả lao động vất vả, “một nắng hai sương” của các cô bác nông dân.
Giải nhanh:
a. Từ “vàng óng”.
b. Từ “cao và thẳng”.
c. Từ “Cánh đồng vàng ruộm”.
Câu 2: Trong những đoạn trích dưới đây, từ nào dùng để hỏi?
Giải nhanh:
a. Ai
b. Ở đâu
c. Nào
Câu 3: Đọc câu chuyện “Hạt thóc” và trả lời Câu:
a. Các từ in đậm trong câu chuyện trên dùng để làm gì?
b. Trong số các từ đó, những từ nào chỉ người nói, những từ nào chỉ người nghe?
Giải nhanh:
a. Để xưng hô giữa người nói và người nghe.
b. Từ “ta” và “tớ” chỉ người nói, từ “bạn” và “cậu” chỉ người nghe
Câu 4: Đóng vai hạt thóc trong câu chuyện Hạt thóc, viết câu đáp lại lời của ngô, trong câu có sử dụng một đại từ.
Giải nhanh:
Cảm ơn cậu nhưng phải có tớ trước mới có những hạt cơm ngon kia.
VIẾT: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO
Chọn đề 2: Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật.
Câu 1: Chuẩn bị
Câu 2: Lập dàn ý
Giải nhanh:
- Mở bài:
+ Giới thiệu về quái vật lớn đầy sợ hãi và cô đơn sống trong khu rừng rậm xa xôi.
+ Mô tả sự tủi thân và sự sợ hãi của quái vật khi trải qua vì hình dáng kỳ quái của nó.
- Thân bài:
+ Quái vật tình cờ gặp bông hoa
+ Tình bạn và sự thay đổi
- Kết bài:
+ Sự thay đổi trong khu rừng
+ Nêu ý nghĩa câu chuyện
Câu 3: Góp ý và chỉnh sửa.
Bài tập về nhà:
Câu 1: Chia sẻ với người thân dàn ý bài viết của em và trao đổi về cách sáng tạo cho câu chuyện.
Giải nhanh:
* Dàn ý bài viết:
- Mở bài:
+ Giới thiệu về quái vật lớn đầy sợ hãi và cô đơn sống trong khu rừng rậm xa xôi.
+ Mô tả sự tủi thân và sự sợ hãi mà quái vật trải qua vì hình dáng kỳ quái của nó.
- Thân bài:
+ Quái vật tình cờ gặp bông hoa
+ Tình bạn và sự thay đổi
- Kết bài:
+ Sự thay đổi trong khu rừng
+ Tóm tắt lại ý nghĩa câu chuyện
* Cách sáng tạo cho câu chuyện: Sáng tạo thêm chi tiết các chi tiết mới lạ, độc đáo, có sức hấp dẫn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận