Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 3: Tuổi Ngựa (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Bài 3: Tuổi Ngựa (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Theo em, vì sao bạn nhỏ tưởng tượng mỗi vùng đất có một màu gió riêng?

  • A. Vì không khí khác nhau.
  • B. Vì mỗi vùng đất có một loại hoa riêng. Mỗi loài hoa sẽ có một mùi và màu sắc khác nhau.
  • C. Vì thời tiết ở mỗi nơi khác nhau.
  • D. Vì trí tưởng tượng của bạn phong phú.

Câu 2: Tại sao miền trung du lại mang làn gió xanh?

  • A. Vì gió ở trung du màu xanh.
  • B. Vì là màu xanh của thảm cỏ.
  • C. Vì đó là màu xanh của bầu trời.

Câu 3: Bạn nhỏ trong bài thơ tuổi gì?

  • A. Tuổi Dê.
  • B. Tuổi Rắn.
  • C. Tuổi Chuột.
  • D. Tuổi Ngựa.

Câu 4: “Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu?

  • A. Tới trung du, vùng đất đỏ.
  • B. Tới những miền đất lạ: miền trung du, vùng đất đỏ, vùng đại ngàn, triền núi đá.
  • C. Vùng đại ngàn.
  • D. Vùng đất đỏ, vùng đại ngàn.

Câu 5: Tại sao lại gọi là “gió đen hút đại ngàn”?

  • A. Vì gió đại ngàn màu đen.
  • B. Vì gió hút từ những vách đá sâu.
  • C. Vì những núi đá sâu thăm thẳm, hoang sơ, bí ẩn.
  • D. Vì sự hoang sơ của rừng núi.

Câu 6: Tại sao con nói “Con mang ngọn gió trăm miền về cho mẹ”?

  • A. Con muốn kể cho mẹ nghe những nơi con đã đi qua.
  • B. Con muốn mang gió về cho mẹ xem.
  • C. Con muốn đưa mẹ cùng đi.
  • D. Con muốn mẹ tưởng tượng cùng con.

Câu 7: Trong khổ thơ cuối, “ngựa con” nhăn nhủ mẹ điều gì?

  • A. Dù cách núi cách rừng, cách sông cách biển, con vẫn tìm về với mẹ.
  • B. Con sẽ đi khắp những cánh đồng hoa.
  • C. Con đi khắp các miền trung du.
  • D. Con đi qua vùng đất đỏ mang gió về cho mẹ.

Câu 8: Người con muốn mang gì về cho mẹ?

  • A. Mang hoa về cho mẹ.
  • B. Mang những viên đá nhỏ.
  • C.  Ngon gió trăm miền.
  • D. Mang hoa huệ ngọt ngào.

Câu 9: Bài thơ “Tuổi ngựa” thuộc thể thơ gì?

  • A. Sáu chữ.
  • B. Bảy chữ.
  • C. Tự do.
  • D. Năm chữ.

Câu 10: Tuổi Ngựa là sinh năm nào?

  • A. Là sinh năm Ngọ, theo âm lịch.
  • B. Là sinh năm Tỵ, theo âm lịch.
  • C. Là sinh năm Sửu, theo âm lịch.
  • D. Là sinh năm Thìn, theo âm lịch.

Câu 11: Bài thơ “Tuổi Ngựa” của tác giả nào?

  • A. Xuân Diệu.
  • B. Hồ Xuân Hương,
  • C. Xuân Quỳnh.
  • D. Trần Đăng Khoa.

Câu 12: Bài thơ nào dưới đây là bài thơ của Xuân Quỳnh?

  • A. Sóng.
  • B. Bánh trôi nước.
  • C. Tiếng hạt nảy mầm.
  • D. Bếp lửa.

Câu 13: Hình dung của con về thế giới ngoài kia như thế nào?

  • A. Hoang sơ.
  • B. Nhiều màu sắc, trong sáng, tươi đẹp.
  • C. Nhiều màu sắc.
  • D. Trong sáng.

Câu 14: Bài thơ nói lên điều gì?

  • A. Nói lên ước mơ và trí tưởng tượng của cậu bé tuổi Ngựa, cậu thích bay nhảy nhưng rất yêu mẹ.
  • B. Nói lên ước mơ bay nhảy của cậu.
  • C. Nói lên tình yêu của cậu dành cho mẹ.
  • D. Nói lên trí tưởng tượng và tình yêu của cậu dành cho mẹ.

Câu 15: Điều gì giúp bạn nhỏ vượt qua núi rừng, sông biển để tìm về với mẹ?

  • A. Tấm bản đồ có thể chỉ dẫn đường về nhà.
  • B. Người bạn đồng hành giúp bạn về nhà.
  • C. Tình yêu thương của bạn nhỏ danh cho mẹ.
  • D. Trí nhớ tốt nên bạn có thể tự về nhà.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác