Dễ hiểu giải Tiếng Việt 5 kết nối bài 9: Trước cổng trời
Giải dễ hiểu Dễ hiểu giải Tiếng Việt 5 kết nối bài 9: Trước cổng trời. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 9
ĐỌC: TRƯỚC CỔNG TRỜI
Khởi động: Theo em, vì sao cảnh vật trong bức tranh dưới đây được gọi là “cồng trời”?
Giải nhanh:
Cảnh vật trong bức tranh dưới đây được gọi là “cồng trời” vì thiên nhiên nơi đây vô cùng hùng vĩ, thơ mộng, nên thơ.
Câu 1: Dựa vào khổ thơ thứ nhất, hãy miêu tả khung cảnh "cổng trời" theo hình dung của em.
Giải nhanh:
Là một khung cảnh tuyệt đẹp mở ra trước mắt với: khoảng trời mênh mông, ánh sáng mặt trời tràn ngập không gian, biển mây trôi đi êm đềm, tầng sương mờ phủ lên bầu trời xanh thẳm, gió nhè nhẹ thoảng qua, những hơi thở của tự nhiên, theo hương vị của đất trời.
Câu 2: Từ cổng trời, cảnh vật hiện ra với những hình ảnh nào? Em thấy hình ảnh nào thú vị nhất? Vì sao?
Giải nhanh:
Những hình ảnh sắc màu: cỏ hoa, con thác réo ngân nga, đàn dê soi đáy suối, ráng chiều như hơi khói, vạt nương màu mật, lúa chín ngập lòng thung,..
Hình ảnh thú vị nhất “con thác réo ngân nga” vì nó thể hiện sự hùng vĩ của thiên nhiên.
Câu 3: Hình ảnh con người trong 2 khổ thơ cuối có những điểm chung nào?
Giải nhanh:
Họ đều đi lao động hăng say để tạo ra lương thực, họ mặc những bộ quần áo chàm màu sắc sặc sỡ.
Câu 4: Theo em, điều gì đã khiến cho cảnh rừng sương giá như ấm lên?
Giải nhanh :
Hình ảnh gió thổi, suối reo và đặc biệt là hình ảnh con người mặc những bộ quần áo sặc sỡ, làm việc hăng say, trò chuyện vui vẻ,…
Câu 5: Nêu chủ đề của bài thơ.
Giải nhanh :
Tác giả ca ngợi thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng và vẻ đẹp lao động của con người làm việc chăm chỉ, hăng say.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ ĐỒNG NGHĨA
Câu 1: Đọc 2 đoạn văn sau và trả lời Câu.
Đàn kiến tiếp tục công việc của chúng: khuân đất, nhặt lá khô, tha mồi. Kiến bé tí tẹo nhưng rất khỏe và hăng say. Kiến vác, kiến lôi, kiến đẩy, kiến nhấc bổng lên được một vật nặng khổng lồ. Kiến chạy tíu tít, gặp nhau đụng đầu chào, rồi lại vội vàng, tíu tít.
(Theo Nguyễn Kiên)
Một chú ve kéo đàn. Tiếng đàn ngân lên phá tan bầu không khí tĩnh lặng của buổi ban mai. Rồi chú thứ hai, thứ ba, thứ tư cùng hòa vào khúc tấu. Từ sáng sớm, khi mặt trời mới ló rạng, tiếng ve đã át tiếng chim.
(Theo Hữu Vi)
a. Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa giống nhau?
b. Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa gần giống nhau? Nêu nét nghĩa khác nhau giữa chúng.
Giải nhanh :
a.
- Sáng sớm – ban mai
- Khuân - vác
b. Những từ in đậm có nghĩa gần giống nhau: khuân – tha – vác – nhấc.
Nét nghĩa khác nhau:
"Tha" có nghĩa là kéo lê đồ vật, di chuyển vật từ nơi này sang nơi khác.
"Khuân", "vác" và "nhấc" đều ám chỉ hành động cầm giữ, mang hoặc đỡ vật.
Câu 2: Tìm trong mỗi nhóm từ dưới đây những từ có nghĩa giống nhau:
a. chăm chỉ, cần cù, sắt đá, siêng năng, chịu khó
b. non sông, đất nước, núi non, giang sơn, quốc gia
c. yên bình, tĩnh lặng, thanh bình, bình tĩnh, yên tĩnh
Giải nhanh :
a. Chăm chỉ, cần cù, siêng năng, chịu khó
b. Đất nước, giang sơn, quốc gia
c. Yên bình, thanh bình
Câu 3: Những thành ngữ nào dưới đây chứa các từ đồng nghĩa? Đó là những từ nào?
a. Chân yếu tay mềm b. Thức khuya dậy sớm c. Đầu voi đuôi chuột
d. Một nắng hai sương e. Ngăn sông cấm chợ g. Thay hình đổi dạng
Giải nhanh :
a. Chân yếu tay mềm: yếu – mềm
e. Ngăn sông cấm chợ: ngăn – cấm
g. Thay hình đổi dạng: thay – đổi
Câu 4: Chọn từ thích hợp trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa để hoàn thiện đoạn văn.
Tháng Ba, tháng Tư, Tây Trường Sơn (khai mạc/ bắt đầu) mùa mưa. Mưa tới đâu, cỏ lá (tốt tươi/ tươi tắn) tới đó. Phía trước bầy voi luôn luôn là những vùng đất (no nê/ no đủ), nơi chúng có thể sống những ngày sung sướng bù lại thời gian (đói khát/ đói rách) của mùa thu. Vì thế, bầy voi cứ theo sau những cơn mưa mà đi. Đó là luật lệ của rừng.
Giải nhanh :
- bắt đầu
- tốt tươi
- no nê
- đói khát
VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH
Câu 1: Đọc bài văn dưới đây và trả lời Câu.
a. Bài văn trên tả gì?
b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nêu nội dung chính của mỗi phần.
c. Trong phần thân bài, phong cảnh được tả theo trình tự nào? Tìm từ ngữ được sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cảnh.
d. Tình cảm của người viết đối với phong cảnh được thể hiện qua những chi tiết nào?
Giải nhanh :
a. Thành phố Đà Lạt – một thành phố ngàn hoa, nổi tiếng với hồ trong xanh và thông mơ màng.
b. Mở bài
Đoạn 1: Giới thiệu thành phố Đà Lạt.
Thân bài
Đoạn 2,3,4,5: Miêu tả chi tiết vẻ đẹp của Đà Lạt.
Kết bài
Đoạn 6: Nhận xét và cảm xúc của tác giả về Đà Lạt.
c.
Phần thân bài: phong cảnh được tả theo trình tự từ bao quát đến cụ thể.
- Từ ngữ miêu tả: ngàn hoa, mơ màng, lí tưởng, nao lòng, hùng vĩ, nên thơ, bồng lai tiên cảnh,…
d. Thành phố ngàn hoa, nơi nghỉ mát lý tưởng, cảnh đẹp đến nao lòng, chốn “bồng lai tiên cảnh”.
Câu 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết bài văn tả phong cảnh.
Giải nhanh :
- Phong cảnh được miêu tả
- Bố cục bài văn
- Trình tự miêu tả
- Cách lựa chọn cảnh vật để miêu tả
- Cách làm nổi bật đặc điểm phong cảnh.
Bài tập về nhà:
Câu 1: Sưu tầm đoạn văn hoặc bài văn tả phong cảnh (cảnh sông suối, ao hồ, biển đảo, ...).
Giải nhanh :
Phía sau nhà bà em là một dòng sông lớn đi ngang qua. Đó chính là con sông Thái Bình. Sông Thái Bình là một con sông lớn và chảy dài qua nhiều tỉnh thành. Em chỉ được nghe bà kể chứ chưa được tường tận quan sát hết cả con sông đó. Em chỉ được biết về một khúc sông đi qua sau nhà bà em mà thôi. Khúc sông ấy rộng bằng bề ngang của đường mòn Hồ Chí Minh, không quá sâu. Điểm sâu nhất là lòng sông, thì cũng phải hơn 2m. Còn hai bên bờ thì khi lội cũng chỉ qua đầu gối mà thôi. Nước sông không trong mà hơi đục, bởi nước sông chứa nhiều phù sa. Nhờ có sông, mà cây cối sau vườn của các gia đình ở đây đều vô cùng tươi tốt. Vạt rau nào cũng tươi xanh vô cùng. Lòng sông có cua, trai và ốc khá nhiều. Thỉnh thoảng, bà con lại kéo nhau ra sông mò, ấy thế mà cũng có một bữa no. Cá dưới sông cũng nhiều lắm, từ to đến nhỏ. Cứ cách vài ngày ra giăng lưới, thì sẽ được cả một cái thuyền con đầy ăm ắp. Chiều chiều, nước sông sẽ dâng cao lên, cao hơn ban ngày chừng một gang tay. Nước sông về đêm lạnh hơn và tối sẫm, chảy nhanh hơn hẳn. Bởi vậy, cứ chiều tà, thì đám bèo trên mặt sông lại nô nức trôi theo dòng nước, đi khám phá những vùng đất khác.
Câu 2: Tìm đọc sách báo khoa học viết về động vật hoang dã.
Giải nhanh :
Khám phá rừng già – Động vật hoang dã của tác giả Steve Parker
Tạo hình thế giới – Động vật hoang dã của tác giả Sandy Trần
Chang hoang dã – Gấu của tác giả Trang Nguyễn
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận