Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 6 Văn bản đọc Đèo cày giữa đường

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 7 bài 6 Văn bản đọc Đèo cày giữa đường- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Có thể rút ra những bài học nào từ  "Đẽo cày giữa đường"?

  • A. Phê phán người không có chính kiến của mình
  • B. Cần lắng nghe ý kiến và có chọn lọc xem ý kiến nào phù hợp với bản thân
  • C. Đừng tin vào những gì bạn nghe mà hãy tin vào những gì bạn trải nghiệm
  • D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 2: Truyện ngụ ngôn là truyện nêu kinh nghiệm sống, đưa ra triết lí đạo đức, quan niệm ứng xử, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 3: Truyện cười có các chi tiết gây cười là?

  • A. Nhà hàng treo lên một tấm biển thừa thông tin
  • B. Khi khách hàng chê vội vã sửa chữa theo ý khách mà không suy xét
  • C. Treo biển lên lại gỡ biển xuống, phí công sức, thời gian
  • D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 4: Kết thúc câu chuyện như thế nào?

  • A. Đẽo được cày
  • B. Không đẽo được cày
  • C. Cả 2 ý trên đều  sai
  • D. cả 2 ý trên đều đúng

Câu 5: Người thợ mộc được góp ý những gì? 

  • A. Đẽo cho cao, to thì mới dễ cày
  • B. Đẽo nhỏ, thấp hơn mới dễ cày
  • C. Đẽo to gấp đôi gấp ba để cày voi
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Trong "Đẽo cày giữa đường", vì sao người thợ mộc lại phải chịu hậu quả: “Vốn liếng đi đời nhà ma."?

  • A. Lắng nghe và tập trung làm việc tiếp
  • B. Nghe theo những lời góp ý của người đi dường mà không xem xét tình hình thực tế.
  • C. Học hỏi và lựa chọn góp ý đúng để làm
  • D. Vì nghèo sẵn rồi

Câu 7: Trong "Đẽo cày giữa đường, người thợ đã xử lí ra sao?

  • A. Nhanh chóng làm theo lời khuyên của người khác
  • B. Lắng nghe và mặc kệ không quan tâm
  • C. Học hỏi và lựa chọn góp ý đúng để làm
  • D. Ghi lại sau này xem

Câu 8: Tính chất nổi bật của truyện ngụ ngôn là gì?

  • A. Ẩn dụ đầy kịch tính
  • B. Giáo dục con người
  • C. Tố cáo xã hội
  • D. Cải tạo con người và xã hội

Câu 9: Mục đích của truyện cười là?

  • A. Phản ánh hiện thực cuộc sống
  • B. Nêu những mục đích của con người
  • C. Tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán
  • D. Đả kích một vài thói xấu

Câu 10: Truyện Đẽo cày giữa đường thuộc thể loại nào?

  • A. Truyện ngụ ngôn.
  • B. Truyện cười.
  • C. Truyện cổ tích.
  • D. Truyện truyền thuyết.

Câu 11: Những câu chuyện có bài học học tương tự truyện này?

  • A. Bán hoa
  • B. Treo biển
  • C. Đặt tên cho cửa tiệm
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12: Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường là gì?

  • A. Nên nghe theo người khác
  • B. Lắng nghe và học hỏi trước góp ý người khác
  • C. phê phán những người không có chính kiến của mình, tin người và không tập trung.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 13:  Ý nghĩa của truyện Đẽo cày giữa đường:

  • A. Đẽo cày giữa đường là truyện hài hước tạo nên tiếng cười hài hước nhẹ nhàng
  • B. Người làm việc không suy xét kĩ, thiếu chủ kiến khi tiếp thu các ý kiến đóng góp
  • C. Tốn công, tốn sức nhưng không thu được gì, không giải quyết được vấn đề triệt để
  • D. Cả 3 ý kiến trên

Câu 14: Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì?

  • A. Kể chuyện
  • B. Thể hiện cảm xúc
  • C. Gửi gắm ý tưởng, bài học
  • D. Truyền đạt kinh nghiệm

Câu 15: Truyện cười là gì?

  • A. Truyện cười là truyện kể về những thói hư tật xấu đáng cười trong xã hội
  • B. Kể về những thói hư tật xấu trong cuộc sống nhằm tạo tiếng cười mua vui, hoặc tạo ra lời khuyên răn, bài học
  • C. Kể về thói hư, tật xấu cười cho thỏa thích
  • D. Đả kích những chuyện đáng cười

Câu 16: Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào?

  • A. Phản ánh cuộc sống
  • B. Giáo dục con người
  • C. Tố cáo xã hội
  • D. Cải tạo con người xã hội

Câu 17: Người thợ mộc phải chịu hậu quả như thế nào?

  • A. Không bán được chiếc cày nào, vốn liếng đi đời nhà ma.
  • B. Bán được cày và đẽo được cày đẹp
  • C. Hết gỗ không đẽo được cày
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18: Truyện ngụ ngôn khác truyện cười ở điểm nào?

  • A. Nhân vật chính của truyện là con người
  • B. Tạo không khí vui vẻ, thoải mái
  • C. Dùng cách nói bóng gió, kín đáo về loài đồ vật, con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó
  • D. Tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội

Câu 19: Khi làm một việc, trước những góp ý khác nhau của nhiều người, em sẽ hành động như thế nào?

  • A. Nên có mục đích và ý kiến của bản thân không dễ lay động ý kiến của người khác, chỉ nên học hỏi và chọn lọc ý kiến.
  • B. suy nghĩ xem lời nói của người góp ý với hành động của mình xem lời nói ấy có phù hợp hay không, có thật sự hữu ích không, nếu hợp lí thì em sẽ cải sửa, còn không hợp lí thì sẽ tiếp tục hành động của mình.
  • C. Cả 2 đúng
  • D. Cả 2 sai

Câu 20: Những đối tượng nào có thể trở thành nhân vật trong truyện ngụ ngôn

  • A. Con người
  • B. Con vật
  • C. Đồ vật
  • D. Cả ba đối tượng trên

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác