Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 8 Củng cố, mở rộng
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 7 bài 8 Củng cố, mở rộng - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chỉ ra câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp "Hãy cầm lấy và đọc"?
A. ""Hãy cầm lấy và đọc" có thể xem là một thông điệp: hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào."
- B. "Bạn hãy cầm lấy và đọc", đó là lời chia sẻ của một người bạn muốn giới thiệu cho ta một cuốn sách hay.
- C. "Em hãy cầm lấy và đọc", đó là lời nói tin cậy của thấy giáo khi trao cho học trò một cuốn sách quý.
- D. Có những cuốn sách làm ta thất vọng, hụt hẫng.
Câu 2: Tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn trong "Bản đồ dẫn đường" là gì?
A. lôi cuốn người đọc vào văn bản và suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện ngụ ngôn.
- B. tạo nét riêng cho văn bản.
- C. giúp người đọc dễ hình dung câu chuyện.
- D. không có tác dụng gì đặc biệt.
Câu 3: Đọc lời khuyên của "ông" dành cho "cháu" ở phần cuối văn bản "Bản đồ dẫn đường", chúng ta có thể rút ra bài học gì?
- A. chúng ta vẫn nhỏ và chưa cần tìm kiếm cho mình một hướng đi cho tương lai.
- B. chúng ta nên sống phụ thuộc vào bố mẹ.
C. bản thân cần phải hiên ngang, mạnh mẽ, tự tin vào chính bản thân mình.
- D. Ngay từ khi còn rất nhỏ chúng ta đã cần tìm kiếm hướng đi cho tương lai, dù phải chống đối lại cha mẹ.
Câu 4: Trong văn bản "Hãy cầm lấy và đọc", câu chuyện mở đầu kết nối như thế nào với vấn đề nghị luận?
A. việc đọc sách
- B. việc lắng nghe
- C. việc nói chuyện
- D. việc suy nghĩ
Câu 5: Tác giả đã dùng những lí lẽ nào để khẳng định trong thế giới hiện đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần phải đọc sách?
- A. Có những cuốn sách làm ta thất vọng, hụt hẫng.
- B. Trang giấy và chữ in có sức hấp dẫn và sự kì diệu của nó.
- C. Con chữ trên trang sách hàm chưa văn hóa của một dân tộc.
D. Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.
Câu 6: Tác giả đã lí giải mấy khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ"?
A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 7: Hai câu thơ sau thể hiện điều gì?
"Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát"
- A. Tình yêu thương của cha mẹ với con cái.
B. Cuộc sống lao động cần cù và vui tươi của con người quê hương.
- C. Tinh thần đoàn kết của "người đồng mình" trong cuộc sống.
- D. Cuộc sống gắn liền với thiên nhiên của "người đồng mình".
Câu 8: Ý nào dưới đây là đúng khi nói về các khía cạnh được tác giả lí giải về hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ"?
- A. Tấm bản đồ là cách nhìn về những người xung quanh.
- B. Tấm bản đồ còn là cách nhìn nhận về bản thân chúng ta.
C. A và B đúng.
- D. A và B sai.
Câu 9: Trong văn bản "Hãy cầm lấy và đọc", lí lẽ nào được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại?
- A. Đọc là một sở thích của mỗi người.
B. Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.
- C. Không có đọc con người không thể sống.
- D. Đọc hay không đọc không quan trọng.
Câu 10: Một số ý kiến được tác giả lần lượt trình bày trong văn bản "Hãy cầm lấy và đọc" là:
- A. Đọc là nhu cầu thiết yếu của con người.
- B. Vai trò của việc đọc sách.
- C. Có nhiều cách đọc.
- D. Cách giải quyết sự sa sút của văn hóa đọc.
- E. Công dụng của sách.
F. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 11: Nội dung đoạn 1 bài "Nói với con" là gì?
- A. Lòng tự hào về sức sống bền bỉ, manh mẽ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con sẽ kế tục những truyền thống đáng quý
- B. Con lớn lên trong những tháng ngày chờ trông, mong đợi của cha mẹ
C. Con lớn lên trong tình yêu thương, sự giúp đỡ của cha mẹ , trong cuộc sống lao động của quê hương
- D. Nỗi buồn được cụ thể hóa bằng chiều cao, chí được đo bằng độ xa
Câu 12: Tác giả đã dùng lí lẽ nào để lí giải về khía cạnh 1 của hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ"?
- A. Những câu trả lời cho những câu hỏi để nhìn nhận bản thân sẽ quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, mang ý nghĩa quyết định đối với những thành bại trong cuộc sống của chúng ta.
B. Cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta.
- C. Khi tác giả còn nhỏ, bố mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy nhưng ông không cho là như vậy.
- D. Tác giả từng bế tắc, không biết mình có phải là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. Sau một tai nạn, ông đã tĩnh tâm để đi vào bóng tôi tìm hiểu xem bản thân ông là ai và ý nghĩa của cuộc sống là gì.
Câu 13: Trong văn bản "Hãy cầm lấy và đọc" đã đưa ra mấy phương diện để giúp khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc?
A. 2
- B. 4
- C. 3
- D. 5
Câu 14: Dòng nào dưới đây nêu đúng những đức tính tốt đẹp của người đồng mình?
- A. Cần cù, chịu khó, anh dũng, bất khuất
- B. Bền bỉ, nhẫn nại, chịu đựng, hi sinh
C. Hồn nhiên, mộc mạc, nghĩa tình, giàu chí khí
- D. Thẳng thắn, trung thực, bền bỉ, dẻo dai
Câu 15: Bài thơ “Nói với con” của Y Phương , gợi nhắc chúng ta điều gì ?
- A. Phải biết ơn cha mẹ
- B. Phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình
- C. Phải biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình
D. Phải có tình cảm gắn bó với truyền thống , với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống
Câu 16: Tác giả đã dùng lí lẽ nào để lí giải về khía cạnh 2 của hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ"?
- A. Cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta.
- B. Khi tác giả còn nhỏ, bố mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy nhưng ông không cho là như vậy.
C. Những câu trả lời cho những câu hỏi để nhìn nhận bản thân sẽ quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, mang ý nghĩa quyết định đối với những thành bại trong cuộc sống của chúng ta.
- D. Tác giả từng bế tắc, không biết mình có phải là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. Sau một tai nạn, ông đã tĩnh tâm để đi vào bóng tôi tìm hiểu xem bản thân ông là ai và ý nghĩa của cuộc sống là gì.
Câu 17: Bài thơ “Nói với con” có giọng điệu như thế nào?
- A. Sôi nổi,mạnh mẽ
- B. Ca ngợi,hùng hồn
C. Tâm tình tha thiết
- D. Trầm buồn, suy tư
Câu 18: Cách kết văn bản "Hãy cầm lấy và đọc" có gì độc đáo?
- A. kết thúc bằng một câu chuyện
B. dùng cả tiếng Latinh và tiếng Việt
- C. kết thúc bằng một bài học
- D. kết thúc bằng tiếng anh
Câu 19: Trong "Bản đồ dẫn đường", em có đồng ý với ý kiến sau không?
Cuộc sống là một món quà quý mà chúng ta phải trân trọng.
A. Có
- B. Không
Câu 20: Dựa vào đâu em nhận biết được vấn đề văn bản "Hãy cầm lấy và đọc" tập trung bàn luận?
- A. nhan đề
- B. dẫn chứng
- C. nội dung được triển khai trong văn bản
D. cả A và C đúng
Xem toàn bộ: Soạn bài 8 Củng cố, mở rộng
Bình luận