Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 2 Văn bản đọc Đồng dao mùa xuân
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 7 bài Văn bản đọc Đồng dao mùa xuân - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Bài đồng dao viết dưới dạng gì?
A. Thơ 4 chữ
- B. Thơ 5 chữ
- C. Thơ 6 chữ
- D. Thơ 7 chữ
Câu 2: Bài thơ có cách ngắt nhịp gì?
A. Nhịp 2/2, tác giả tạo điểm nhấn ở nhịp 1/3 nói lên sự mất mát, gợi cảm xúc tiếc thương, bùi ngùi.
- B. Nhịp 2/2, tác giả tạo điểm nhấn ở nhịp 2/3 nói lên sự mất mát, gợi cảm xúc tiếc thương, bùi ngùi.
- C. Nhịp 1/2, tác giả tạo điểm nhấn ở nhịp 1/3 nói lên sự mất mát, gợi cảm xúc tiếc thương, bùi ngùi.
- D. Nhịp 1/2, tác giả tạo điểm nhấn ở nhịp 2/3 nói lên sự mất mát, gợi cảm xúc tiếc thương, bùi ngùi.
Câu 3: Bài thơ gồm có mấy khổ, mỗi khổ có mấy dòng?
A. Bài thơ gồm 9 khổ thơ, mỗi khổ có 4 dòng.
- B. Bài thơ gồm 9 khổ thơ, mỗi khổ có 3 dòng.
- C. Bài thơ gồm 8 khổ thơ, mỗi khổ có 2 dòng.
- D. Bài thơ gồm 8 khổ thơ, mỗi khổ có 4 dòng.
Câu 4: Thể thơ 4 chữ là gì?
A. bài thơ gồm có nhiều dòng thơ, mỗi dòng thơ có ba chữ/tiếng.
- B. bài thơ gồm có nhiều dòng thơ, mỗi dòng thơ có bốn chữ/tiếng.
- C. bài thơ gồm có nhiều dòng thơ, mỗi dòng thơ có năm chữ/tiếng.
- D. bài thơ gồm có nhiều dòng thơ, mỗi dòng thơ có sáu chữ/tiếng.
Câu 5: Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ hiện lên thế nào qua bài đồng dao?
- A. đoàn kết.
B. nghị lực, kiên cường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- C. yếu ớt, nghèo đói, thiếu sức sống
- D. sống trong hoàn cảnh khó khăn.
Câu 6: Cách chia khổ của bài thơ có gì đặc biệt?
- A. chia theo mạch cảm xúc của tác giả
- B. chia theo số dòng
- C. không có quy luật
D. chia khổ của bài thơ được chia theo nội dung
Câu 7: Tác dụng của cách chia khổ thơ trong bài?
- A. giúp người đọc thấy thư thái đầu óc
- B. giúp bài thơ nhìn đẹp hơn
C. giúp cho các khổ thơ có nội dung rõ ràng, mạch lạc.
- D. không có tác dụng gì đặc biệt
Câu 8: Số tiếng trong mỗi dòng thơ trong bài "Đồng dao mùa xuân" là:
A. 4
- B. 5
- C. 2
- D. 6
Câu 9: Cách gieo vần trong bài "Đồng dao mùa xuân" là:
- A. vần ôm
B. vần chân.
- C. vần ba tiếng bằng
- D. vần tréo
Câu 10: Cách ngắt nhịp trong bài "Đồng dao mùa xuân" là:
- A. 1/1/2
- B. 3/2
- C. 3/4
D. 2/2
Câu 11: Ý nào dưới đây là chi tiết không khắc họa hình ảnh người lính?
- A. Hiền lành, giản dị, khắc khổ.
- B. Hi sinh anh dũng.
- C. Nhập ngũ khi tuổi đời còn rất trẻ và hòa bình không còn trở về.
D. Nóng nảy.
Câu 12: Qua câu chuyện được kể và các chi tiết miêu tả trong "Đồng dao mùa xuân", hình ảnh người lính hiện lên:
A. trong sáng, hồn nhiên, vô tư, hiền lành, giản dị, mộng mơ.
- B. Mang cái nóng nảy, bốc đồng của tuổi trẻ
- C. giản dị, khắc khổ
- D. tràn đầy nhiệt huyết thanh xuân với giấc mộng giảng đường đại học.
Câu 13: Tác giả của "Đồng dao mùa xuân" là ai?
A. Nguyễn Khoa Điềm
- B. Huy Cận
- C. Trần Đăng Khoa
- D. Thế Lữ
Câu 14: Tác giả "Đồng dao mùa xuân" sinh năm bao nhiêu?
- A. 1945
- B. 1946
- C. 1944
D. 1943
Câu 15: Tác giả "Đồng dao mùa xuân"có quê ở đâu?
- A. Quảng Trị
B. Thừa Thiên - Huế
- C. Long An
- D. Quảng Ngãi
Câu 16: Đâu không phải tác phẩm của tác giả Nguyễn Khoa Điềm?
A. Bếp lửa
- B. Mặt đường khát vọng
- C. Ngôi nhà có ngọn lửa ấm
- D. Đất ngoại ô
Câu 17: Phong cách thơ của Nguyễn Khoa Điềm là gì?
- A. Thường nói viết về hạnh phúc gia đình.
- B. Thường viết về hình ảnh người lính trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp.
C. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết với nhiều suy tư sâu sắc.
- D. Thể hiện tình yêu đôi lứa trong những năm tháng chiến tranh.
Câu 18: Điền vào chỗ trống: Theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh lên đường ra mặt trận. Trong một trận chiến ác liệt, anh đã ........, vĩnh viễn nằm lại dưới những cánh rừng đại ngàn.
- A. ra đi
B. anh dũng hi sinh
- C. năm lại
- D. chết
Câu 19: Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” viết về:
A. Người lính
- B. Người mẹ
- C. Người cha
- D. Người anh
Câu 20: Tên bài thơ “Đồng dao mùa xuân” gợi nhắc đến:
- A. mùa hè hay chính là thanh xuân của con người.
- B. mùa thu hay chính là thanh xuân của con người.
- C. mùa đông hay chính là thanh xuân của con người.
D. mùa xuân hay chính là thanh xuân của con người.
Xem toàn bộ: Soạn bài 2 Văn bản đọc Đồng dao mùa xuân
Bình luận