Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 9 Thực hành tiếng việt trang 83
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 7 bài 9 Thực hành tiếng việt trang 83- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cước chú là gì?
- A. là chứng cớ làm chỗ dựa vững chắc cho lập luận tăng thêm sức chính xác, thuyết phục cho luận cứ, luận điểm trong bài văn nghị luận.
- B. chú thích và dẫn chứng cho rõ thêm.
C. là phần giải thích, phụ chú, dẫn chứng, đánh giá hay lời nhận định được trình bày ở cuối mỗi trang giấy của một bài nghiên cứu, tiểu luận, luận văn, luận án hay sách.
- D. là hình thức tồn tại dưới hai dạng nói và viết cùng nhằm mục đích chính là cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích.
Câu 2: Ý nào dưới đây là cách ghi cước chú?
- A. Đánh dấu từ ngữ, nội dung cần cước chú bằng chữ số, chữ cái hay dấu hoa thị.
- B. Ở phần chân trang hoặc cuối văn bản, lần lượt chú thích về từng từ ngữ hay nội dung đã được đánh dấu để tạo thành một cước chú hoàn chỉnh gồm các thành phần: kí hiệu đánh dấu đối tượng; tên đối tượng; dấu hai chấm; nội dung giải thích.
- C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 3: Đâu là những từ ngữ được giải thích nghĩa trong văn bản "Thủy tiên tháng Một"?
- A. Thái cực
- B. Đồng loại
- C. Hải lưu
- D. Cực đoan
E. Các ý trên đều đúng
Câu 4: Đối tượng được cung cấp thông tin về xuất xứ trong văn bản "Thủy tiên tháng Một" là:
- A. Ảnh Kim Dung
B. Ảnh của Quốc Trung
- C. Kim Dung
- D. Nguyễn Vĩnh Nguyên
Câu 5: Sự việc, hiện tượng được miêu tả, giải thích trong văn bản "Thủy tiên tháng Một" là:
- A. Min-nét-xô-ta
- B. Thoai-lai Dôn (Twilight Zone)
- C. Hiện tượng “nước trồi”
D. Các ý trên đều đúng
Câu 6: Các thành phần của cước chú trong văn bản "Thủy tiên tháng Một" là:
- A. Kí hiệu đánh dấu đối tượng được chú thích
- B. Dấu hai chấm
- C. Tên đối tượng được chú thích
- D. Nội dung cước chú
E. Các ý trên đều đúng
Câu 7: Vị trí đặt cước chú trong văn bản "Thủy tiên tháng Một" là:
- A. Chân trang
- B. Đánh dấu hoa thị, hoặc số, chữ cái ở tên đối tượng cần chú thích ngay trong văn bản
C. A và B đều đúng
- D. A và B đều sai
Câu 8: Nội dung cước chú trong văn bản "Thủy tiên tháng Một" là:
- A. Giải thích nghĩa của từ ngữ
- B. Cung cấp thông tin về xuất xứ của đối tượng
- C. Miêu tả, giải thích sự vật, hiện tượng
D. Các ý trên đều đúng
Câu 9: Ngôn ngữ của cước chú trong văn bản "Thủy tiên tháng Một":
- A. Bao quát
- B. Ngắn gọn
- C. Dài dòng
D. A và B đúng
Câu 10: Theo em, cần có thêm cước chú cho từ ngữ, nội dung nào có trong văn bản "Thủy tiên tháng Một"?
- A. cần có thêm cước chú cho tên của Hân-tơ Lo-vin (Hunter Lovins).
- B. cần có thêm cước chú cho tên của Giôn Hô-đơ-rơn (John Holdren).
C. cần có thêm cước chú cho tên của những người được tác giả đề cập đến trong bài: Hân-tơ Lo-vin (Hunter Lovins), Giôn Hô-đơ-rơn (John Holdren).
- D. không cần thêm.
Câu 11: Có thể ghi ghi cước chú cho Hunter Lovins như thế nào?
- A. Hunter Lovins: nhà môi trường Mỹ.
- B. Hunter Lovins: chủ tịch và người sáng lập của tổ chức Những giải pháp chủ nghĩa tư bản tự nhiên (Natural Capitalism Solutions).
C. Hunter Lovins: nhà môi trường Mỹ, là chủ tịch và người sáng lập của tổ chức Những giải pháp chủ nghĩa tư bản tự nhiên (Natural Capitalism Solutions), là tác giả hàng đầu về phát triển bền vững.
- D. Hunter Lovins: tác giả hàng đầu về phát triển bền vững.
Câu 12: Có thể ghi ghi cước chú cho John Holdren như thế nào?
A. John Holdren: giáo sư người Mỹ nghiên cứu Khoa học Môi trường và Chính sách tại Trường Chính phủ Kennedy thuộc Đại học Harvad, từng là cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ Barack Obama về các vấn đề khoa học và công nghệ.
- B. John Holdren: giáo sư người Mỹ.
- C. John Holdren: cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ Barack Obama về các vấn đề khoa học và công nghệ.
- D. John Holdren: giáo sư người Mỹ nghiên cứu Khoa học Môi trường và Chính sách tại Trường Chính phủ Kennedy thuộc Đại học Harvad.
Câu 13: Vì sao cần có thêm cước chú cho Hunter Lovins, John Holdren trong văn bản "Thủy tiên tháng Một"?
- A. Vì tất cả người đọc nào cũng biết những người được nhắc đến đó là ai.
- B. Vì thích.
- C. Vì nó làm bố cục đẹp hơn.
D. Vì không phải bất cứ người đọc nào cũng biết những người được nhắc đến đó là ai.
Câu 14: Tài liệu tham khảo là gì?
A. Tài liệu tham khảo là một thuật ngữ tổng quát để chỉ định danh sách các nguồn tư vấn được sử dụng trong nghiên cứu của một chủ đề nhất định để xây dựng một tác phẩm bằng văn bản.
- B. chú thích và dẫn chứng cho rõ thêm.
- C. là phần giải thích, phụ chú, dẫn chứng, đánh giá hay lời nhận định được trình bày ở cuối mỗi trang giấy của một bài nghiên cứu, tiểu luận, luận văn, luận án hay sách.
- D. là hình thức tồn tại dưới hai dạng nói và viết cùng nhằm mục đích chính là cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích.
Câu 15: Trích dẫn tài liệu tham khảo là gì?
A. là hành động đề cập đến một cái gì đó bằng văn bản hoặc lời nói để sao lưu một nguồn thông tin.
- B. là một thuật ngữ tổng quát để chỉ định danh sách các nguồn tư vấn được sử dụng trong nghiên cứu của một chủ đề nhất định để xây dựng một tác phẩm bằng văn bản.
- C. là phần giải thích, phụ chú, dẫn chứng, đánh giá hay lời nhận định được trình bày ở cuối mỗi trang giấy của một bài nghiên cứu, tiểu luận, luận văn, luận án hay sách.
- D. chú thích và dẫn chứng cho rõ thêm.
Câu 16: Các hình thức trích dẫn tài liệu tham khảo bao gồm:
- A. Trích dẫn trực tiếp
- B. Trích dẫn gián tiếp
- C. Trích dẫn thứ cấp
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 17: Trích dẫn trực tiếp là gì?
- A. là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc.
- B. là hành động đề cập đến một cái gì đó bằng văn bản hoặc lời nói để sao lưu một nguồn thông tin.
C. là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết.
- D. là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác.
Câu 18: Trích dẫn gián tiếp là gì?
- A. là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết.
B. là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc.
- C. là hành động đề cập đến một cái gì đó bằng văn bản hoặc lời nói để sao lưu một nguồn thông tin.
- D. là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác.
Câu 19: Trích dẫn thứ cấp là gì?
- A. là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết.
- B. là hành động đề cập đến một cái gì đó bằng văn bản hoặc lời nói để sao lưu một nguồn thông tin.
- C. là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc.
D. là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác.
Câu 20: Thao tác trích dẫn tài liệu tham khảo bao gồm:
- A. Đặt trong dấu ngoặc kép đoạn trích dẫn nguyên văn một ý kiến, nhận định nào đó.
- B. Nêu thông tin về họ, tên tác giả của ý kiến, nhận định được trích dẫn.
- C. Ghi chú đầy đủ tên tài liệu được trích dẫn cùng nơi xuất bản, thời gian xuất bản vào vị trí thích hợp (ghi như một cuốc chú; ghi ngay sau đoạn trích dẫn; ghi ở phần cuối văn bản trong mục Tài liệu tham khảo.)
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Xem toàn bộ: Soạn bài 9 Thực hành tiếng việt trang 83
Bình luận