Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 3 Củng cố, mở rộng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 7 bài 3 Củng cố, mở rộng- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ý nào dưới đây là tên một loài hoa?

  • A. Nhãn
  • B. Vải
  • C. Cẩm tú cầu
  • D. Dưa

Câu 2:  Tìm số từ trong câu sau: Cách đây khoảng ba chục mét, hướng này!

  • A. mét
  • B. ba chục
  • C. hướng
  • D. cách đây

Câu 3: Tác dụng của việc sử dụng biện pháp so sánh trong câu thơ: "Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã"

  • A. cho thấy đặc điểm của dân chài lưới
  • B. tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp người đọc cảm nhận được cánh buồm cũng có hồn, biết chủ động ra khơi.
  • C. cho thấy đặc điểm của con thuyền
  • D. giúp người đọc mở rộng liên tưởng, dễ dàng hình dung được tính chất của con thuyền trôi rất êm, rất nhanh và không gian sáng, rộng.

Câu 4: Vì sao nhân vật "tôi" thích gọi tên bạn Tí và bố?

  • A. vì nhân vật tôi thích như vậy
  • B. vì nhân vật tôi cùng gia đình với Tí
  • C. vì nhân vật "tôi" rất thân với Tí và bố
  • D. không vì lí do gì cả

Câu 5:  Đọc bài thơ, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của con người và cuộc sống nơi làng chài?

  • A. sự rắn rỏi, mạnh mẽ của ngư dân.
  • B. tâm hồn phóng khoáng của con người làng chài.
  • C. cuộc sống lao động vất vả nhưng bình yên ở quê hương.
  • D. sự rắn rỏi, mạnh mẽ và tâm hồn phóng khoáng của con người làng chài, thấy được cuộc sống lao động vất vả nhưng bình yên nơi đây.

Câu 6: Tìm phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong câu sau: Chúng tôi cũng đứng dậy cõng những bao ki-giắc lên lưng và rảo bước về làng.

  • A. cõng
  • B. cũng
  • C. dậy
  • D. lên

Câu 7: Ý nào dưới đây là số từ:

  • A. dăm
  • B. bố
  • C. mẹ
  • D. ngày

Câu 8: Bài thơ “Quê hương” được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A. 1937
  • B. 1938
  • C. 1939
  • D. 1940

Câu 9: Phó từ được sử dụng để bổ sung ý nghĩa gì trong câu: Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì?

  • A. bổ sung ý nghĩa chỉ mức độ của trạng thái; bổ sung ý nghĩa khẳng định cho sự vật, sự việc được nhắc đến ở đằng sau nó là điều đúng đắn; bổ sung ý nghĩa quan hệ thời gian.
  • B. bổ sung ý nghĩa chỉ mức độ của trạng thái
  • C. bổ sung ý nghĩa chỉ sự phủ định.
  • D. bổ sung ý nghĩa sự tiếp diễn tương tự.

Câu 10: Khi "vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ", nhân vật "tôi" đã phát hiện được những "bí mật" gì?

  • A. Biết được từng tiếng bước chân trong vườn, biết chính xác đó là bố hay mẹ, người đó cách xa mình bao nhiêu mét.
  • B. Bấy giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên là gì.
  • C. Cả hai ý trên đều sai
  • D. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 11:  An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen tình cảm như thế nào?

  • A. Chán ghét
  • B. Thù địch
  • C. Quý mến
  • D. Tôn thờ

Câu 12: Nội dung phần hai của bài thơ "Quê hương" là gì?

  • A. Giới thiệu chung về làng quê.
  • B. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
  • C. Cảnh thuyền cá về bến.
  • D. Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương

Câu 13: Phó từ gồm mấy loại lớn?

  • A. 2 loại
  • B. 3 loại
  • C. 4 loại
  • D. 5 loại

Câu 14: Người bố hay dấu đồ vật gì để người con trai đi tìm?

  • A. Quần áo
  • B. Chiếc kẹo
  • C. Chiếc kẹp tóc
  • D. Chiếc cốc

Câu 15: Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp là nhà văn người

  • A. Cư-rơ-gư-dơ-xtan
  • B. Pháp
  • C. Mĩ
  • D. Anh

Câu 16: Các phó từ: vẫn, đều, còn, cũng… có ý nghĩa

  • A. Chỉ sự cầu khiến
  • B. Chỉ sự tiếp diễn
  • C. Chỉ quan hệ thời gian
  • D. Chỉ kết quả

Câu 17: Từ “một” trong cụm từ “mỗi một chữ cái” là gì?

  • A. Danh từ chỉ sự vật
  • B. Lượng từ
  • C. Số từ
  • D. Danh từ chỉ đơn vị

Câu 18: “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” dùng phương thức biểu đạt gì?

  • A. Tự sự
  • B. Tùy bút
  • C. Truyện ngắn
  • D. Thơ tự do

Câu 19: Phương thức biểu đạt của bài thơ “Quê hương” là gì?

  • A. Miêu tả
  • B. Tự sự
  • C. Biểu cảm
  • D. Nghị luận

Câu 20: Văn bản “Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ” được kể bằng ngôi thứ mấy?

  • A. Ngôi thứ nhất
  • B. Ngôi thứ hai
  • C. Ngôi thứ ba
  • D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác