Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 9 Văn bản đọc Lễ rửa làng của người Lô Lô

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 7 bài 9 Văn bản đọc Lễ rửa làng của người Lô Lô - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ý nào dưới đây là một phong tục  thể hiện nếp sống gắn bó với thiên nhiên của người Việt Nam?

  • A. ăn chay
  • B. không uống trà
  • C. thờ thần mặt trời Ra
  • D. thờ Thần Nông

Câu 2: Thời điểm diễn ra hoạt động lễ rửa làng là khi nào?

  • A. Diễn ra 5 năm một lần, vào tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch.
  • B. Diễn ra 3 năm một lần, vào tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch.
  • C. Diễn ra 10 năm một lần, vào tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch.
  • D. Diễn ra 3 năm một lần, vào tháng 6 hoặc tháng 6 âm lịch.

Câu 3: Trong văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" người Lô Lô đã chuẩn bị những gì?

  • A. Gói bánh trưng, gói giò.
  • B. Thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng và hoàn tất các thủ tục để tiến hành lễ rửa làng.
  • C. Chơi các trò chơi dân gian.
  • D. Đi thăm gia đình, hàng xóm, người quen biết.

Câu 4: Trong văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" đã miêu tả diễn biến buổi lễ như thế nào?

  • A. Đoàn người đi làm lễ rửa làng mang theo đồ lễ, đi khắp các nhà, suốt các hang cùng ngõ hẻm trong làng bản, vừa đi vừa gõ chiêng trống rộn ràng nhằm đánh thức những điều đẹp đẽ ngủ quên và xua đi những rủi ro ám ảnh.
  • B. Đoàn người tới nhà nào thì gia chủ nhà đó phải chuẩn bị sẵn hình nhân cùng hai bó củi và hai bó cỏ để ngầm bồi dưỡng công xua đuổi tà ma cho thầy cúng với thái độ cung kính, thành khẩn.
  • C. Xong phần lễ, mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn làm ăn.
  • D. Sau lễ cúng, phải 9 ngày sau người lạ mới được bước vào làng, nếu chẳng may người lạ vào làng, người đó phải sửa soạn lễ vật để cúng lại, bù vào lễ cúng đã bị họ làm mất thiêng.
  • E. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 5: Ý nghĩa của hoạt động lễ rửa làng là gì?

  • A. Thể hiện những ước vọng tốt lành cho cuộc sống ấm no.
  • B. Là tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 6: Mục đích của tác giả khi viết văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" là gì?

  • A. giới thiệu người Lô Lô.
  • B. giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô.
  • C. giới thiệu về nhà của người Lô Lô.
  • D. giới thiệu phong tục của người Lô Lô.

Câu 7: Trong văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô",  tác giả giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô như thế nào?

  • A. miêu tả lại chi tiết diễn biến của lễ rửa làng, từ lúc chuẩn bị cho buổi lễ, cách tiến hành nghi lễ, đến khi nghi lễ tế thần kết thúc.
  • B. miêu tả lại chi tiết lúc lễ rửa làng kết thúc.
  • C. miêu tả hoạt động vui chơi trong buổi lễ.
  • D. miêu tả lại chi tiết diễn biến của lễ rửa làng, từ lúc chuẩn bị cho buổi lễ, cách tiến hành nghi lễ, đến khi nghi lễ kết thúc.

Câu 8: Trong lễ hội rửa làng của người Lô Lô có nhiều hoạt động, trong đó nhiều hoạt động phải thực hiện theo luật lệ như:

  • A. Lễ hội được diễn ra 3 năm một và được tổ chức vào tháng 5 hoặc tháng 6.
  • B. Thầy cúng và đoàn người sẽ mang lễ vật đi khắp các ngõ ngách quanh làng để xua đuổi tà ma và đánh thức những điều đẹp đẽ.
  • C. Trước ngày lễ rửa làng 1 ngày, người dân chuẩn bị lễ vật gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống để thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng.
  • D. Gia chủ phải chuẩn bị hai bó cỏ, 2 bó củi và hình nhân để ngầm trả công cho thầy cúng với lòng thành kính.
  • E. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 9: Trong lễ hội rửa làng của người Lô Lô có nhiều hoạt động diễn ra theo luật lệ nhưng cũng có các hoạt động không phải thực hiện theo luật lệ như:

  • A. Thầy cúng và đoàn người sẽ mang lễ vật đi khắp các ngõ ngách quanh làng để xua đuổi tà ma và đánh thức những điều đẹp đẽ.
  • Trước ngày lễ rửa làng 1 ngày, người dân chuẩn bị lễ vật gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống để thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng.
  • B. Gia chủ phải chuẩn bị hai bó cỏ, 2 bó củi và hình nhân để ngầm trả công cho thầy cúng với lòng thành kính.
  • C. Xong phần lễ, mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn làm ăn.
  • D. Lễ hội được diễn ra 3 năm một và được tổ chức vào tháng 5 hoặc tháng 6.

Câu 10:  Trong văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô",  tính cộng đồng của các hoạt động diễn ra trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin cụ thể nào?

  • A. Cứ ba năm một, vào thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch, người Lô Lô ngồi lại cùng nhau chọn ngày tổ chức lễ rửa làng, thống nhất việc mời thầy cúng và phân công mọi người sắm sanh đồ lễ.
  • B. Trước ngày lễ rửa làng 1 ngày, người dân chuẩn bị lễ vật gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống để thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng.
  • C. Thầy cúng và đoàn người sẽ mang lễ vật đi khắp các ngõ ngách quanh làng để xua đuổi tà ma và đánh thức những điều đẹp đẽ.
  • D. Xong phần lễ, mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn làm ăn.
  • E. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 11: Qua đọc văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô", chúng ta có thể rút ra được kinh nghiệm nào về tạo lập loại văn bản giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động?

  • A. Có phần giới thiệu chung về trò chơi hay hoạt động.
  • B. Phải nêu được thời gian, địa điểm diễn ra trò chơi/hoạt động và những công việc cần chuẩn bị.
  • C. Phải miêu tả/giới thiệu chi tiết về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi/hoạt động.
  • D. Phải nêu ý nghĩa của trò chơi/hoạt động.
  • E. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 12: Tác giả của văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" là ai?

  • A. Nguyễn Vĩnh Nguyên
  • B. Nguyễn Thùy Dung
  • C. Nguyễn Minh Hiền
  • D. Giản Thanh Sơn

Câu 13: Văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" trích từ đâu?

  • A. Tạp chí Di sản
  • B. Báo Bưu điện Việt Nam
  • C. Tạp chí Bảo hộ lao động
  • D. Báo Đại biểu nhân dân

Câu 14: Văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" xuất bản khi nào?

  • A. 2/2019
  • B. 1/2019
  • C. 12/2019
  • D. 12/2009

Câu 15: Có thể chia văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" thành mấy phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 16: Nội dung phần 1 trong văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" là gì?

  • A. Ý nghĩa của phong tục.
  • B. Quá trình chuẩn bị và hành lễ rửa làng.
  • C. Giới thiệu người Lô Lô.
  • D. Giới thiệu lễ rửa làng của người Lô Lô.

Câu 17: Nội dung phần 2 trong văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" là gì?

  • A. Quá trình chuẩn bị và hành lễ rửa làng.
  • B. Giới thiệu lễ rửa làng của người Lô Lô.
  • C. Ý nghĩa của phong tục.
  • D. Giới thiệu người Lô Lô.

Câu 18: Nội dung phần 3 trong văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" là gì?

  • A. Giới thiệu lễ rửa làng của người Lô Lô.
  • B. Ý nghĩa của phong tục.
  • C. Giới thiệu người Lô Lô.
  • D. Quá trình chuẩn bị và hành lễ rửa làng.

Câu 19: Thể loại của văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" là gì?

  • A. thuyết minh
  • B. truyện ngụ gôn
  • C. nghị luận
  • D. truyền thuyết

Câu 20: Phương thức biểu đạt chính của văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" là gì?

  • A. thuyết minh
  • B. nghị luận
  • C. miêu tả
  • D. biểu cảm

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác