Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 6 Củng cố, mở rộng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 7 bài 6 Củng cố, mở rộng - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Truyện ngụ ngôn là truyện nêu kinh nghiệm sống, đưa ra triết lí đạo đức, quan niệm ứng xử, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 2: Những đối tượng nào có thể trở thành nhân vật trong truyện ngụ ngôn

  • A. Con người
  • B. Con vật
  • C. Đồ vật
  • D. Cả ba đối tượng trên

Câu 3: Vì sao người ta lại dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày?

  • A. tục ngữ là những điều đã được đúc kết, sử dụng tục ngữ sẽ làm cho câu nói súc tích, đạt hiệu quả giao tiếp tốt hơn.
  • B. sử dụng tục ngữ rất đơn giản.
  • C. vì có nhiều câu tục ngữ.
  • D. vì thích.

Câu 4: Truyện cười có các chi tiết gây cười là?

  • A. Nhà hàng treo lên một tấm biển thừa thông tin
  • B. Khi khách hàng chê vội vã sửa chữa theo ý khách mà không suy xét
  • C. Treo biển lên lại gỡ biển xuống, phí công sức, thời gian
  • D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 5: Độ dài của tục ngữ là bao nhiêu?

  • A. rất dài.
  • B. dài như một bài hát.
  • C. thường gồm hai câu lục bát.
  • D. thường chỉ từ một đến hai câu, ngắn gọn, thường có số tiếng chẵn.

Câu 6: Tính chất nổi bật của truyện ngụ ngôn là gì?

  • A. Ẩn dụ đầy kịch tính
  • B. Giáo dục con người
  • C. Tố cáo xã hội
  • D. Cải tạo con người và xã hội

Câu 7:  Mục đích của truyện cười là?

  • A. Phản ánh hiện thực cuộc sống
  • B. Nêu những mục đích của con người
  • C. Tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán
  • D. Đả kích một vài thói xấu

Câu 8:  Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì?

  • A. Kể chuyện
  • B. Thể hiện cảm xúc
  • C. Gửi gắm ý tưởng, bài học
  • D. Truyền đạt kinh nghiệm

Câu 9: Những chủ đề nào được thể hiện qua các câu tục ngữ.

  • A. vẻ dẹp trong văn hóa con người Việt.
  • B. tục ngữ đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống.
  • C. vẻ đẹp thiên nhiên.
  • D. những lời ca cổ.

Câu 10: Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng gì? 

  • A. làm cho câu tục ngữ có nhịp điệu nhịp nhàng, giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc.
  • B. giúp cho câu tục ngữ có bố cục đẹp. 
  • C. giúp cho câu tục ngữ trở nên hay hơn.
  • D. làm cho câu tục ngữ trở nên khó hiểu hơn.

Câu 11: Tục ngữ là gì? 

  • A. là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.
  • B. là một loại hình văn học dân gian. Ca dao Việt Nam rất hay và ý nghĩa, có nhiều nội dung truyền lại kinh nghiệm của cha ông ta từ xa xưa để lại, được truyền miệng từ đời này qua đời khác. 
  • C. là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nhiệm dân gian về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
  • D. thành ngữ và tục  là một.

Câu 12: Biện pháp tu từ nói quá là gì?

  • A. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng.
  • B. Là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến.
  • C. Là một phương thức chuyển tên gọi từ một vật này sang một vật khác.
  • D. Là cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau.

Câu 13: Câu tục ngữ đối nghĩa với câu "Đói cho sạch, rách cho thơm".

  • A. Chết vinh còn hơn sống nhục
  • B. Đói ăn vụng, túng làm càn
  • C. Chết trong còn hơn sống ngoài
  • D. Chết đứng còn hơn sống quỳ

Câu 14:  Ý nào dưới đây là thành ngữ?

  • A. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
  • B. Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
  • C. Mẹ tròn con vuông
  • D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Câu 15:  Truyện cười là gì?

  • A. Truyện cười là truyện kể về những thói hư tật xấu đáng cười trong xã hội
  • B. Kể về những thói hư tật xấu trong cuộc sống nhằm tạo tiếng cười mua vui, hoặc tạo ra lời khuyên răn, bài học
  • C. Kể về thói hư, tật xấu cười cho thỏa thích
  • D. Đả kích những chuyện đáng cười

Câu 16: Câu tục ngữ đối nghĩa với câu "Ăn ủa nhớ kẻ trồng cây".

  • A. Ăn cháo đá bát.
  • B. Ăn cây táo rào cây sung.
  • C. Cả 2 ý trên đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 17: Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ là gì?

  • A. dài dòng, khó hiểu.
  • B. ngắn gọn nhưng quá khó hiểu.
  • C. rất khó sử dụng trong giao tiếp hằng ngày.
  • D. ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, có vần điệu.

Câu 18: Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào?

  • A. Phản ánh cuộc sống
  • B. Giáo dục con người
  • C. Tố cáo xã hội
  • D. Cải tạo con người xã hội

Câu 19: Thành ngữ là gì?

  • A. là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.
  • B. là một loại hình văn học dân gian. Ca dao Việt Nam rất hay và ý nghĩa, có nhiều nội dung truyền lại kinh nghiệm của cha ông ta từ xa xưa để lại, được truyền miệng từ đời này qua đời khác. 
  • C. là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nhiệm dân gian về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
  • D. thành ngữ và ca dao là một.

Câu 20: Truyện ngụ ngôn khác truyện cười ở điểm nào?

  • A. Nhân vật chính của truyện là con người
  • B. Tạo không khí vui vẻ, thoải mái
  • C. Dùng cách nói bóng gió, kín đáo về loài đồ vật, con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó
  • D. Tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác