Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 3 Văn bản đọc Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 7 bài 3 Văn bản đọc Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ý nào dưới đây là tên một loài hoa?

  • A. Nhãn
  • B. Vải
  • C. Cẩm tú cầu
  • D. Dưa

Câu 2: Em không thể "nhận ra" các loài hoa ấy bằng cách nào dưới đây?

  • A. nhìn vào hình dáng
  • B. ngửi mùi hương
  • C. màu sắc
  • D. tưởng tượng

Câu 3: Vì sao nhân vật "tôi" có thể giúp bố cứu được bạn Tí?

  • A. vì nhân vật "tôi có năng lực siêu nhiên".
  • B. vì nhân vật "tôi" nghe tiếng hét và biết được tiếng hét đó  phát ra từ hướng nào, cách bao xa.
  • C. vì nhân vật tôi đứng ngay cạnh bố.
  • D. vì nhân vật tôi biết trước mọi chuyện.

Câu 4: Vì sao nhân vật "tôi" thích gọi tên bạn Tí và bố?

  • A. vì nhân vật tôi thích như vậy
  • B. vì nhân vật tôi cùng gia đình với Tí
  • C. vì nhân vật "tôi" rất thân với Tí và bố
  • D. không vì lí do gì cả

Câu 5: Điều bí mật nhân vật "tôi" muốn chia sẻ là gì?

  • A. nhân vật "tôi" có con mắt nhìn được rất xa.
  • B. nhân vật "tôi" học rất giỏi.
  • C. nhân vật "tôi" rất thông minh.
  • D. con mắt thần của nhân vật "tôi" nằm ở mũi.

Câu 6: Nhân vật "tôi" đã được bố dạy cho cách "nhìn" đặc biệt để nhận ra những bông hoa trong vườn nào?

  • A. Nhắm mắt lại, chạm từng bông hoa một.
  • B. Ngửi hương hoa rồi gọi tên loài hoa.
  • C. Cả hai ý trên đều sai
  • D. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 7: Ý nào dưới đây không phải tính cách của người bố?

  • A. Yêu thương con, muốn con phát triển được những khả năng đặc biệt .
  • B. Dữ tợn.
  • C. Tốt bụng.
  • D. Tinh tế, tình cảm.

Câu 8:  Vì sao nhân vật "tôi" có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ đâu? 

  • A. vì nhân vật "tôi" đã luyện tập được phản xạ nghe âm thanh, đoán biết được âm thanh đó phát ra từ hướng nào và cách bao xa.
  • B. vì nhân vật tôi nhìn thấy Tí.
  • C. vì nhân vật tôi đứng ngay bên cạnh Tí.
  • D. vì nhân vật tôi đứng gần chỗ Tí.

Câu 9: Chi tiết nào dưới đây không phải chi tiết  tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật "tôi" về bố và bạn Tí?

  • A. Thích gọi tên thằng Tí và gọi tên bố chỉ để nghe âm thanh.
  • B. Chạm vào bố và la lên: "A! Món quà của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá!"
  • C. Nó là thằng Tí, con bà Sáu.
  • D. Chỉ cho mình thằng Tí biết bí mật sao có thể đoán trúng âm thanh phát ra từ đâu.

Câu 10: Khi "vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ", nhân vật "tôi" đã phát hiện được những "bí mật" gì?

  • A. Biết được từng tiếng bước chân trong vườn, biết chính xác đó là bố hay mẹ, người đó cách xa mình bao nhiêu mét.
  • B. Bấy giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên là gì.
  • C. Cả hai ý trên đều sai
  • D. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 11:  Tác giả văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là ai?

  • A. Phùng Quán
  • B. Đoàn Giỏi
  • C. Nguyễn Ngọc Thuần
  • D. Tô Hoài

Câu 12: Tác giả văn bản quê ở đâu?

  • A. Hà Nội
  • B. Nam Định
  • C. Thái Bình
  • D. Bình Thuận

Câu 13: Truyện “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” được xuất bản năm bao nhiêu?

  • A. 2003
  • B. 2004
  • C. 2005
  • D. 2006

Câu 14: Người bố hay dấu đồ vật gì để người con trai đi tìm?

  • A. Quần áo
  • B. Chiếc kẹo
  • C. Chiếc kẹp tóc
  • D. Chiếc cốc

Câu 15: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã kể lại trò chơi của những ai trong câu chuyện?

  • A. Hai bố con và hai chú cháu
  • B. Hai mẹ con và hai bố con
  • C. Hai người bạn và hai anh em
  • D. Hai bà cháu

Câu 16: Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần sinh năm bao nhiêu?

  • A. 1970
  • B. 1971
  • C. 1972
  • D. 1973

Câu 17: Trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, câu đố “Ngửi hoa và đoán tên loại hoa” liên quan đến giác quan nào?

  • A. Xúc giác
  • B. Thị giác
  • C. Khứu giác
  • D. Thính giác

Câu 18: “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” dùng phương thức biểu đạt gì?

  • A. Tự sự
  • B. Tùy bút
  • C. Truyện ngắn
  • D. Thơ tự do

Câu 19: Để nhận vị trí từ tiếng kêu cứu của Tí, nhân vật “tôi” đã sử dụng giác quan gì?

  • A. Xúc giác
  • B. Thị giác
  • C. Thính giác
  • D. Khứu giác

Câu 20: Văn bản “Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ” được kể bằng ngôi thứ mấy?

  • A. Ngôi thứ nhất
  • B. Ngôi thứ hai
  • C. Ngôi thứ ba
  • D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác