Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì I

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác giả của "Bầy chim chìa vôi" là ai?

  • A. Nguyễn Quang Thiều
  • B. Đoàn Giỏi

  • C. Trần Đăng Khoa

  • D. Thạch Lam

Câu 2: Quê của Mon và Mên có con sông nào chảy qua?

  • A. Sông Cả.

  • B. Sông Đáy. 
  • C. Sông Ấn.

  • D. Sông Trường Giang.

Câu 3: Đề tài của truyện "Bầy chim chìa vôi" là gì?

  • A. Chiến tranh.

  • B. Tình yêu đôi lứa.

  • C. Cuộc sống đời thường.
  • D. Đất nước thời kì đổi mới.

 Câu 4: Trạng ngữ là gì?

  • A. Là bộ phận thứ nhất, được đứng ở đầu câu và là thành phần chỉ người, sự vật làm chủ sự việc. 

  • B. Là bộ phận chính trong câu, thường đứng sau chủ ngữ và thường chỉ về các bản chất, hành động, tính chất, đặc điểm của sự vật, sự việc. 

  • C. Là thành phần phụ của câu. Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính. 
  • D. Kể về các câu chuyện có chưa các nhân vật dân gian hư cấu.

Câu 5: Xác định trạng ngữ trong câu: Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.

  • A. Nước

  • B. Suốt từ chiều hôm qua
  • C. Bắt đầu dâng lên nhanh hơn

  • D. Không có trạng ngữ

Câu 6: Có mấy loại trạng ngữ?

  • A. 3

  • B. 4

  • C. 6

  • D. 5

Câu 7: Từ láy là gì? 

  • A. Là một dạng đặc biệt của từ phức, được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên và thường có điệp vần nhau ở đâm đầu, âm cuối, vần hay cả âm đầu và âm cuối.
  • B. Là từ do một tiếng có nghĩa tạo nên.

  • C. Là các từ có cấu trúc bằng phương pháp ghép 2 từ hoặc hơn hai từ lại với nhau.

  • D. Là các từ ngữ trong tiếng Việt đi vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái Latinh.

Câu 8: Tìm từ láy trong câu sau: Những đôi cánh mỏng manh run rẩy và đầy tự tin của bầy chim đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông.

  • A. Tự tin

  • B. Bầy chim

  • C. Lùm dứa dại

  • D. Mong manh

Câu 9: Trong văn bản "Đi lấy mật", khung cảnh thiên nhiên qua cái nhìn của nhân vật An như thế nào?

  • A. Ồn ào, náo nhiệt.

  • B. Yên tĩnh, không khí mát lạnh và rất đẹp.
  • C. Đông đúc tấp nập người qua lại.

  • D. Nóng nực, yên tĩnh.

Câu 10: Tác giả của tác phẩm "Đất rừng phương Nam" là ai? 

  • A. Huy Cận.

  • B. Nguyễn Khoa Điềm.

  • C. Đoàn Giỏi.
  • D. Thế Lữ.

Câu 11: Xác định vị ngữ trong câu sau: Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng.

  • A. đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng
  • B. mùi hương ngọt lan ra

  • C. gió đưa mùi 

  • D. phảng phất khắp rừng

Câu 12: Chủ ngữ trong câu "Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình" là:

  • A. từ đơn

  • B. cụm từ
  • C. từ ghép

  • D. từ láy

Câu 13: Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ trong câu "Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất" là gì?

  • A. cung cấp thêm thông tin về phương hướng mà hương thơm lan tỏa.

  • B. cụ thể hóa cảm giác về mùi thơm
  • C. miêu tả cây tràm

  • D. miêu tả hình dáng bông hoa tràm

Câu 14: Ấn tượng chung về khung cảnh bầu trời đêm hiện lên qua trí tưởng tượng của nhân vật "tôi" trong văn bản "Ngàn sao làm việc" là gì?

  • A. Bầu trời lất phất những con mưa đầu xuân, bầu trời tối đen không thấy sao trời.

  • B. cảnh bầu trời  sáng lấp lánh, có nhiều chòm sao đang làm việc, đến khi trời sáng mới về đi nghỉ.
  • C. bầu trời đen không trăng và nhiều mây

  • D. không gian đêm tối nơi đồng quê yên ắng.

Câu 15: Trong văn bản "Ngàn sao làm việc", hình ảnh so sánh được nhà thơ sử dụng để miêu tả dải Ngân Hà là:

  • A. chiếc vó bằng vàng cất những mẻ tôm, cua

  • B. đen và ít sao.

  • C. nhóm người buông gàu bên sông Ngân tát nước.

  • D. sông chảy giữa trời lồng lộng.

Câu 16: Xác định đề tài truyện "Cô bé bán diêm"?

  • A. truyện về gia đình

  • B. truyện về thanh niên

  • C. truyện về tình yêu đôi lứa

  • D. truyện về trẻ em

Câu 17: Cách gieo vần trong bài "Đồng dao mùa xuân" là:

  • A. vần ôm

  • B. vần chân.
  • C. vần ba tiếng bằng

  • D. vần tréo

Câu 18: Qua câu chuyện được kể và các chi tiết miêu tả trong "Đồng dao mùa xuân", hình ảnh người lính hiện lên: 

  • A. trong sáng, hồn nhiên, vô tư, hiền lành, giản dị, mộng mơ.
  • B. Mang cái nóng nảy, bốc đồng của tuổi trẻ

  • C. giản dị, khắc khổ

  • D. tràn đầy nhiệt huyết thanh xuân với giấc mộng giảng đường đại học.

Câu 19: Biện pháp tu từ nói quá là gì?

  • A. là biện pháp tu từ mà trong đó đồ vật, cảnh vật, hiện tượng được miêu tả thông qua những từ ngữ được sử dụng cho con người, giúp những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và sống động hơn như con người. 

  • B. là biện pháp tu từ mà sự vật, hiện tượng, khái niệm này được gọi bằng sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để tăng thêm sức gợi hình, gợi tả cho sự vật được diễn đạt. 

  • C. là biện pháp tu từ dùng sự vật, sự việc này đối chiếu với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi tả trong cách biểu đạt.

  • D. là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của một sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế. 

Câu 20: Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau: "Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào."

  • A. Biện pháp tu từ ẩn dụ

  • B. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh
  • C. Biện pháp tu từ liệt kê

  • D.  Biện pháp tương phản 

Câu 21: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: Bán anh em xa mua láng giềng gần

  • A. Biện pháp tu từ hoán dụ

  • B. Biện pháp tu từ nói quá

  • C. Biện pháp tương phản
  • D. D.Biện pháp tu từ liệt kê 

Câu 22: Thể thơ của bài thơ "Gặp lá cơm nếp" là gì?

  • A. Thơ 4 chữ

  • B. Thơ 5 chữ
  • C. Thơ 6 chữ

  • D. Thơ 7 chữ

Câu 23: Trong bài thơ "Gặp lá cơm nếp", vì sao lá cơm nếp lại gợi lại cảm xúc, tình cảm trong long người con?

  • A. vì nó gắn liền với những năm tháng đi học ở trường làng.

  • B. lá cơm nếp gợi nhắc đến bát xôi mùa gặt, gợi nhắc đến hình ảnh người mẹ, gợi nhắc đến không gian làng quê Việt Nam bình dị, gần gũi, thân thương.
  • C. vì nó là món ăn người con thích nhất

  • D. vì mẹ thích món này.

Câu 24: Thể loại của  văn bản "Trở gió" là gì?

  • A. tạp bút
  • B. thơ

  • C. báo

  • D. nghị luận

Câu 25: Trong văn bản "Trở gió", vì sao tác giả khẳng định "mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch"?

  • A. vì mọi người xung quanh gọi vậy

  • B. gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới.
  • C. tác giả tích vậy

  • D. vì nó liên quan đến kỉ niệm nào đó về mẹ của tác giả

Câu 26:  Tác giả văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là ai?

  • A. Phùng Quán

  • B. Đoàn Giỏi

  • C. Nguyễn Ngọc Thuần
  • D. Tô Hoà

Câu 27: Tìm số từ chỉ số lượng ước chừng trong câu sau: Bố có thể lặn một hơi dài đến mấy phút.

  • A. bố

  • B. mấy
  • C. dài

  • D. mấy

Câu 28: Điểm giống nhau về nghĩa giữa hai lượng từ "từng" và "mỗi" là gì?

  • A. Tách ra từng sự vật, cá thể.

  • B. Chỉ thứ tự hết cá thể này đến cá thể khác.

  • C. Biểu thị số lượng ít ỏi.
  • D. Mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự.

Câu 29: Trong tác phẩm "Người thầy đầu tiên", những chi tiết tiêu biểu nào được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen:

  • A. Mong cho học trò được đi học ở thành phố.

  • B. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên, đỡ lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi và chăm sóc, sau đó một mình làm hết việc lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ.

  • C. Ghi nhớ từng hành động nhỏ của học trò: đoán được An-tư-nai trút lại ki-giắc ở trường.

  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 30: Tìm phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong câu sau: Chúng tôi cũng đứng dậy cõng những bao ki-giắc lên lưng và rảo bước về làng.

  • A. cõng

  • B. cũng
  • C. dậy

  • D. lên

Câu 31: Tác dụng của việc sử dụng biện pháp so sánh trong câu thơ: "Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã" là gì?

  • A. cho thấy đặc điểm của dân chài lưới

  • B. tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp người đọc cảm nhận được cánh buồm cũng có hồn, biết chủ động ra khơi.

  • C. cho thấy đặc điểm của con thuyền

  • D. giúp người đọc mở rộng liên tưởng, dễ dàng hình dung được tính chất của con thuyền trôi rất êm, rất nhanh và không gian sáng, rộng.

Câu 32: Tác giả bài thơ “Quê hương” là ai?

  • A. Nguyễn Quang Vũ

  • B. Tế Hanh
  • C. Đoàn Giỏi

  • D. Tố Hữu

Câu 33: Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được sáng tác trong giai đoạn nào?

  • A. Viết tháng 11- 1980, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời.
  • B. Viết tháng 11- 1981, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời

  • C. Viết tháng 11- 1982, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời.

  • D. Viết tháng 11- 1979, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời.

Câu 34: Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?

  • A. Hào hùng, mạnh mẽ

  • B. Bâng khuâng, tiếc nuối

  • C. Trong sáng, thiết tha
  • D. Nghiêm trang, thành kính

Câu 35: Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào trong những dòng thơ sau đây?

Một ngày hòa bình

Anh không về nữa.

  • A. Biện pháp tương phản

  • B. Biện pháp tu từ ẩn dụ

  • C. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh
  • D. Biện pháp tu từ liệt kê

Câu 36: Thể thơ của bài thơ "Gò Me" là gì?

  • A. Năm chữ

  • B. Lục bát

  • C. Tự do
  • D. Thất ngôn bát cú

Câu 37: Ý nào dưới đây là các hình ảnh đã rất thân thuộc với tác giả được viết trong bài thơ "Gò Me"?

  • A. cây đa, giếng nước góc đình...

  • B. ngọn hải đăng, con đê, nhạc ngựa, ruộng đồng, ao làng, vườn mía, câu hát… 
  • C. trường học, đường làng...

  • D. những buổi học ngày thơ bé.

Câu 38: Phương pháp biểu đạt của "Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi"?

  • A. Tự sự

  • B. Miêu tả

  • C. Thuyết minh

  • D. Nghị luận

Câu 39: Điền vào chỗ trống: Người bình thơ đã thể hiện sự .... của mình với bài thơ bằng cách phân tích những đặc sắc của bài thơ, cảm nhận được nhịp điệu, mạch cảm xúc và hình ảnh của bài thơ.

  • A. đồng cảm
  • B. cảm thông

  • C. sẻ chia

  • D. lo lắng

Câu 40: Nội dung của phần 3 đoạn trích "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt" là gì?

  •  

  • A. Khẳng định cảm xúc trước thiên nhiên bốn mùa.

  • B.  Sắc xuân, cảnh xuân, tình xuân đan xen, hòa quyện cùng nhau, gắn bó, tha thiết.

  • C. Một số bức tranh vẽ về mùa xuân

  • D. Nét đẹp của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác