Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì I (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngôi kể chuyện của tác phẩm "Bầy chim chìa vôi" là:

  • A. Ngôi thứ nhất.
  • B. Ngôi thứ ba.
  • C. Ngôi thứ nhất và thứ 3.
  • D. Không cụ thể.

Câu 2: Trong đoạn kết của truyện "Bầy chim chìa vôi", vì sao Mên và Mon lại khóc?

  • A. Cảm thấy xúc động, cảm phục, thấy vui khi đàn chim non đã vượt qua sự khắc nghiệt của tự nhiên để thực hiện xong chuyến bay đầu tiên trong đời.
  • B.  Cảm thấy sợ hãi.
  • C. Cảm thấy lo lắng quá mức, lo đàn chim non không kịp cất cánh bay.
  • D. Cảm thấy buồn khi sau này không còn được nhìn ngắm những con chim non nằm trong tổ nữa.

Câu 3: Xác định trạng ngữ trong câu: Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.

  • A. Nước
  • B. Suốt từ chiều hôm qua
  • C. Bắt đầu dâng lên nhanh hơn
  • D. Không có trạng ngữ

Câu 4: Từ láy toàn bộ là: 

  • A. Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn.
  • B. Là từ có phần vần trùng lặp và có phụ âm đầu khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy như liu diu, đìu hiu, lao xao, liêu xiêu, chênh vênh….
  • C. Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào, luôn luôn, xa xa,…
  • D. Là từ có phụ âm đầu trùng lặp và có phần vần khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy như mếu máo, ngơ ngác, xinh xắn, mênh mông….

Câu 5: Điểm đặc sắc trong cách miêu tả về bầu trời của tác giả trong bài thơ "Ngàn sao làm việc" là gì?

  • A. miêu tả về bầu trời bằng hình ảnh núi rừng.
  • B. miêu tả về bầu trời bằng biển.
  • C. miêu tả về bầu trời bằng sông nước trên mặt đất.
  • D. miêu tả về bầu trời bằng hình ảnh con vật.

Câu 6: Trong văn bản "Đi lấy mật), chi tiết nào miêu tả nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở trong rừng?

  • A. Lần đầu tiên tôi theo tía nuôi tôi và thằng Cò đi "ăn ong" đây!
  • B. Thằng Cò thì coi bộ chẳng thấm tháp gì.
  • C. Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng…
  • D. Thằng Cò nghe tôi chịu thua, nó bèn vênh mặt lên cười...

Câu 7: Mục đích sử dụng vị ngữ là:

  • A. Sử dụng vị ngữ là để trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Là gì? Như thế nào?…
  • B. để bổ nghĩa cho cụm vị ngữ.
  • C. để bổ nghĩa cho cụm chủngữ.
  • D. để trả lời cho câu hỏi ai? Cái gì? Việc gì? Sự vật gì? Ở đâu?…

Câu 8: Chủ ngữ trong câu "Mấy con gầm ghì sắc lông màu xanh đang tranh nhau với bầy vẹt mỏ đỏ, giành mổ những quả chín trên cây bồ đề." là:

  • A. từ đơn
  • B. cụm từ
  • C. từ ghép
  • D. từ láy

Câu 9: Phong cách thơ của Nguyễn Khoa Điềm là gì?

  • A. Thường nói viết về hạnh phúc gia đình.
  • B. Thường viết về hình ảnh người lính trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp.
  • C. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết với nhiều suy tư sâu sắc.
  • D. Thể hiện tình yêu đôi lứa trong những năm tháng chiến tranh.

Câu 10: Cách chia khổ của bài thơ "Đồng dao mùa xuân" có gì đặc biệt? 

  • A. chia theo mạch cảm xúc của tác giả
  • B. chia theo số dòng
  • C. không có quy luật
  • D. chia khổ của bài thơ được chia theo nội dung

Câu 11: Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau: "Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào."

  • A. Biện pháp tu từ ẩn dụ
  • B. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh
  • C. Biện pháp tu từ liệt kê
  • D.  Biện pháp tương phản 

Câu 12: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: Kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh 

  • A. Biện pháp tu từ hoán dụ
  • B. Biện pháp tu từ nói quá
  • C. Biện pháp tương phản
  • D. Biện pháp tu từ ẩn dụ

Câu 13: Tác phẩm nào sau đây không phải của Thanh Thảo?

  • A. Mùa xuân nho nhỏ
  • B. Khối vuông ru - bích
  • C. Những ngọn sóng mặt trời
  • D. Những người đi tới biển

Câu 14: Nội dung chính của bài "Gặp lá cơm nếp" là gì? 

  • A. Thông qua hình ảnh nồi xôi mới, bài thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho quê hương và cho người mẹ kính yêu của mình.
  • B. Thân quen, gần gũi, gợi lên nhiều liên tưởng, tưởng tượng về người lính trẻ.
  • C. Bài thơ khắc họa hình ảnh đẹp đẽ của người lính đã tham gia chiến đấu, hi sinh tuổi xuân của mình cho đất nước, dân tộc.
  • D. Gần gũi, thân thuộc, bình dị, gợi lên những tình cảm quê hương, gia đình cao đẹp.

Câu 15: Ý nào không phải giá trị nghệ thuật của văn bản Trở gió?

  • A. Nhiều từ ngữ địa phương, mang đậm phong cách Bắc Bộ.
  • B. Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa
  • C. Ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm
  • D. Nhiều từ ngữ địa phương, mang đậm phong cách Nam Bộ.

Câu 16: "Gió chướng" là tên gọi khác của gió gì?

  • A. Gió tín phong
  • B. Gió Tây ôn đới
  • C. Gió Mậu Dịch
  • D. Gió Dông Lào.

Câu 17: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: Trời hôm nay nóng như đổ lửa, chỉ cần bước ra đường 5 phút là mồ hôi đã nhễ nhại như tắm.

  • A. Biện pháp so sánh
  • B. Biện pháp tu từ nói quá
  • C. Biện pháp tương phản
  • D. Biện pháp tu từ ẩn dụ

Câu 18: Tác giả văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là ai?

  • A. Phùng Quán
  • B. Đoàn Giỏi
  • C. Nguyễn Ngọc Thuần
  • D. Tô Hoài

Câu 19: Trong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, khi "vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ", nhân vật "tôi" đã phát hiện được những "bí mật" gì?

  • A. Biết được từng tiếng bước chân trong vườn, biết chính xác đó là bố hay mẹ, người đó cách xa mình bao nhiêu mét.
  • B. Bấy giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên là gì.
  • C. Cả A và B
  • D. Ý kiến khác

Câu 20: Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm từ nào chỉ số đếm?

  • A. Những, các,…
  • B. Dăm ba, năm bảy, một vài,…
  • C. Hai, bốn, sáu, tám
  • D. Thứ nhất, thứ nhì, thứ ba,..

Câu 21: Điểm giống nhau về nghĩa giữa hai lượng từ "từng" và "mỗi" là gì?

  • A. Tách ra từng sự vật, cá thể.
  • B. Chỉ thứ tự hết cá thể này đến cá thể khác.
  • C. Biểu thị số lượng ít ỏi.
  • D. Mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự.

Câu 22: Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích "Người thầy đầu tiên" đều sinh ra và lớn lên ở đâu? 

  • A. làng Dan - dác
  • B. thủ đô nước Pháp
  • C. Tokyo
  • D. làng Ku-ku-rêu

Câu 23:  Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật nào?

  • A. người qua đường
  • B. bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va.
  • C. thầy Đuy-sen
  • D. An-tư-nai.

Câu 24: Tìm phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ trong câu sau: Tôi nghĩ không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này.

  • A. mọi
  • B. này
  • C. bà con
  • D. làng

Câu 25: Các phó từ: vẫn, đều, còn, cũng… có ý nghĩa

  • A. Chỉ sự cầu khiến
  • B. Chỉ sự tiếp diễn
  • C. Chỉ quan hệ thời gian
  • D. Chỉ kết quả

Câu 26: Bài thơ “Quê hương” được rút trong tập thơ nào?

  • A. Tập thơ “Nghẹn ngào” (1939) sau đó được in lại trong tập “Hoa niên” (1945)
  • B. Tập thơ “Gửi miền Bắc” (1955)
  • C. Tập thơ “Hai nửa yêu thương” (1963)
  • D. Tập thơ “Khúc ca mới” (1966)

Câu 27: Nội dung phần ba của bài thơ "Quê hương" - Tế Hanh là gì?

  • A. Giới thiệu chung về làng quê.
  • B. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
  • C. Cảnh thuyền cá về bến.
  • D. Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương

Câu 28: Trong khổ thơ đầu bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", nhà thơ đã miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào?

  • A. "lộc" trên vai người cầm súng và rơi ngoài đồng
  • B. con chim chiền chiện hót vang trời
  • C. bông hoa tím mọc giữa dòng sông xanh
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 29: Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", khi nói về mùa xuân của đất nước, vì sao nhà thơ lại nhắc đến hai hình ảnh người cầm súng và người ra đồng?

  • A. vì bản thân tác giả là một người lính
  • B. vì gia đình tác giả có truyền thống yêu nước
  • C. vì họ gắn với hai nhiệm vụ quan trọng của đất nước tại thời điểm bài thơ ra đời
  • D. vi tác giả cảm thấy ấn tượng với hai hình ảnh này

Câu 30: Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”?

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Ẩn dụ
  • D. Ẩn dụ

Câu 31: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?

  • A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
  • B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
  • C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
  • D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

Câu 32: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Xe tôi bị hỏng vì vậy  tôi...đi bộ đi học.

  • A. Bị
  • B. Được
  • C. Cần
  • D. Phải

Câu 33: Trong văn bản "Gò me", việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò gợi cho em suy nghĩ gì?

  • A. các điệu hò đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân Gò Me.
  • B. tình yêu gia đình
  • C. tình yêu quê hương sâu thẳm trong lòng tác giả
  • D. không có ý nghĩa gì đặc biệt

Câu 34: Điền từ vào chỗ trống: Những chi tiết khắc họa hình ảnh con người Gò Me cho ta cảm nhận họ là những người rất ...., cởi mở, đáng yêu. Cuộc sống của họ cũng luôn có sự tự do, những niềm vui, tiếng cười.

  • A. nghèo khó
  • B. giản dị
  • C. bình dị
  • D. hạnh phúc

Câu 35: Điền vào chỗ trống: Tác phẩm Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi....

  • A. Là lời bình của tác giả về “Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi”, phân tích bức tranh của chiều rừng, hình ảnh bếp chiều. Bên cạnh đó, thể hiện sự đồng cảm của tác giả với nhà thơ
  • B. Là bài nhận xét đánh giá nội dung tác phẩm
  • C. Là bài nhận xét đánh giá nghệ thuật tác giả.
  • D. Là bài phân tích không theo bố cục

Câu 36: Phương thức biểu đạt của đoạn trích "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt" là:

  • A. Nghị luận, miêu tả
  • B. Thuyết minh
  • C. Tự sự
  • D. Biểu cảm, miêu tả

Câu 37: Phát hiện lỗi về dấu câu trong đoạn văn sau đây: “Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng. Nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh.”

  • A. Dùng sai dấu chấm câu khi chưa kết thúc câu.
  • B. Dùng sai dấu chấm câu khi ngăn cách các bộ phận của câu.
  • C. Dùng sai dấu chấm câu khi thể hiện thái độ nghi vấn.
  • D. Dùng sai dấu chấm câu khi đánh dấu phần thuyết minh.

Câu 38: Dấu gạch ngang có công dụng gì?

  • A. Đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu
  • B. Đặt trước những lời đối thoại
  • C. Đặt trước bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên số…
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 39: Tác giả của "Chuyện cơm hến" là ai?

  • A. Hoàng Phủ Ngọc Tường
  • B. Huy Cận
  • C. Ngô Tất Tố
  • D. Trần Đăng Khoa

Câu 40: Trong câu văn sau, những từ nào là từ địa phương: Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít...

  • A. thẫu, vịm, trẹc, o.
  • B. đựng
  • C. bán cơm
  • D. chiếc gáo

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác