Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 1 Bầy chim chìa vôi
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Bầy chim chìa vôi - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tác giả của "Bầy chim chìa vôi" là ai?
A. Nguyễn Quang Thiều
- B. Đoàn Giỏi
- C. Trần Đăng Khoa
- D. Thạch Lam
Câu 2: Ở phần (1), Mon sợ điều gì khi bãi cát giữa sông bị ngập?
- A. Người dân không thể đánh bắt cá.
B. Những con chim chìa vôi non bị chết đuối.
- C. Ruộng lúa bị ngập.
- D. Lũ trẻ không thể đi tắm sông.
Câu 3: Chìa vôi là loài chim:
- A. Là loại ăn tạp, chúng ăn được cả thực vật và động vật nhỏ.
- B. là một nhánh thuộc bộ Gruiformes gồm các loài chim lớn có cổ dài và chân dài.
C. Nhỏ như chim sẻ, lông đen, đuôi và cánh có vệt trắng, thường sống gắn các nguồn nước.
- D. là tên gọi chung cho một số loài chim thuộc họ Hạc sinh sống tại nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nam Bộ của Việt Nam.
Câu 4: Năm sinh của tác giả Nguyễn Quang Thiều là khi nào?
A. 1957
- B. 1958
- C. 1967
- D. 1956
Câu 5: Mon tỉnh giấc lúc mấy giờ?
- A. Khoảng 6 giờ sáng.
- B. Khoảng 1 giờ sáng.
- C. Khoảng 8 giờ sáng.
D. Khoảng 2 giờ sáng.
Câu 6: Thói quen làm tổ và đẻ trứng của bầy chim chìa vôi ở bãi sông quê Mên và Mon là gì?
A. Vào mùa nước cạn, chim chìa vôi tìm những đám rong khô và dày để đẻ trứng.
- B. Vào mùa nước lên, chim chìa vôi tìm những đám rong khô và dày để đẻ trứng.
- C. Vào mùa cạn, chim chìa vôi thường tìm rong khô để xây tổ đẻ trứng trong các bụi cỏ bên bờ.
- D. Vào mùa nước lên, chim chìa vôi thường tìm rong khô để xây tổ đẻ trứng trong các bụi cỏ bên bờ.
Câu 7: Ở làng của Mên và Mon những con chim chìa vôi lần đầu đập cánh bay lên trời khi nào?
- A. Khi trời mưa.
- B. Khi vòng vây của nước ập vào phần cuối cùng của bãi cát.
C. Khi nước lên.
- D. Khi sấm nổ.
Câu 8: Quê của Mon và Mên có con sông nào chảy qua?
- A. Sông Cả.
B. Sông Đáy.
- C. Sông Ấn.
- D. Sông Trường Giang.
Câu 9: Mon đề xuất với Mên điều gì?
- A. Đi bắt cá cùng lũ bạn.
- B. Ra sông ngắm cảnh.
- C. Đi xem bẫy chim.
D. Mang tổ chim vào bờ.
Câu 10: Mon khoe với Mên cái gì?
A. Qua bố bắt được một con cá Măng và một con các Bống.
- B. Qua bố bắt được một con cá Chép to và một con các Bống.
- C. Qua bố bắt được một có Măng nhỏ.
- D. Cá Măng ăn con các Bống.
Câu 11: Mon và Mên đưa được con thuyền đưa được con đò về chỗ cũ là khi nào?
- A. Lúc tối muộn.
- B. Lúc trời chập tối.
- C. Lúc trời sáng.
D. Lúc trời tang tảng sáng.
Câu 12: Chim bố và chim mẹ biết:
- A. Có người đang giắng lưới bắt chúng.
- B. Có người đang ngồi xem chúng.
C. Chính xác khi nào thì đàn con mới đủ sức nâng mình lên khỏi mặt đất một cách đảm bảo.
- D. Biết chính xác số lượng con non đi theo chúng.
Câu 13: Nếu lũ chim cất cánh chậm một giây thì điều gì sẽ xảy ra?
A. Bị dòng nước cuốn chìm.
- B. Bị bố mẹ bỏ lại.
- C. Không thể bay được nữa.
- D. Sẽ bị con người bắt.
Câu 14: Mon và Mên cảm thấy như thế nào khi nhìn lũ chim non bay?
- A. Hai đứa nhỏ reo hò cổ vũ cho lũ chim.
B. Hai đứa nhỏ cảm thấy hồi hộp, lo lắng, xúc động khi theo dõi từng chuyển động của bầy chim non.
- C. Hai đứa nhỏ cảm thấy vui sướng khi nhìn lũ chim non bắt đầu tập.
- D. Hai đứa trẻ cảm thấy tiếc nuối khi nhìn bầy chim non tập bay.
Câu 15: Sau khi chứng kiến cảnh bầy chim non bay, hai đứa nhỏ trong vô thức đã:
A. Khóc lúc nào không hay.
- B. Buồn rầu vì không còn được nhìn lũ chim nữa.
- C. Cười lúc nào không hay.
- D. Reo hò theo từng nhịp đập cánh của lũ chim non.
Câu 16: Ngôi kể chuyện của tác phẩm là ngôi nào?
- A. Ngôi thứ nhất.
B. Ngôi thứ ba.
- C. Ngôi thứ nhất và thứ 3.
- D. Không cụ thể.
Câu 17: Đề tài của truyện "Bầy chim chìa vôi" là gì?
- A. Chiến tranh.
- B. Tình yêu đôi lứa.
C. Cuộc sống đời thường.
- D. Đất nước thời kì đổi mới.
Câu 18: Trong cuộc trò chuyện ở phần (2), Mon đã bàn với Mên nói chuyện gì?
- A. Tìm cách để bố đưa đi bắt cá một lần nữa.
B. Tìm cách đưa những con chim chìa vôi non vào bờ
- C. Tìm cách đi bẫy chim.
- D. Tìm cách để bố đưa đi ra ngoài sông xem tổ chim còn không, lũ chim non đã bay đi chưa.
Câu 19: Trong đoạn kết của truyện, vì sao Mên và Mon lại khóc?
A. Cảm thấy xúc động, cảm phục, thấy vui khi đàn chim non đã vượt qua sự khắc nghiệt của tự nhiên để thực hiện xong chuyến bay đầu tiên trong đời.
- B. Cảm thấy sợ hãi.
- C. Cảm thấy lo lắng quá mức, lo đàn chim non không kịp cất cánh bay.
- D. Cảm thấy buồn khi sau này không còn được nhìn ngắm những con chim non nằm trong tổ nữa.
Câu 20: Qua truyện, em thấy Mên và Mon có tính cách như thế nào?
- A. Nghịch ngợm, phá phách.
B. Trong sáng, yêu thương động vật.
- C. Chán ghét động vật.
- D. Yêu thương gia đình.
Xem toàn bộ: Soạn bài 1 Văn bản đọc Bầy chim chìa vôi
Bình luận