Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 8 Văn bản đọc Hãy cầm lấy và đọc
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 7 bài 8 Văn bản đọc Hãy cầm lấy và đọc- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong văn bản "Hãy cầm lấy và đọc", câu chuyện mở đầu kết nối như thế nào với vấn đề nghị luận?
A. việc đọc sách
- B. việc lắng nghe
- C. việc nói chuyện
- D. việc suy nghĩ
Câu 2: Trong văn bản "Hãy cầm lấy và đọc", lí lẽ nào được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại?
- A. Đọc là một sở thích của mỗi người.
B. Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.
- C. Không có đọc con người không thể sống.
- D. Đọc hay không đọc không quan trọng.
Câu 3: Trong văn bản "Hãy cầm lấy và đọc", bằng chứng được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại?
A. Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước. Chữ kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hóa trong một khuôn khổ, hình thể nào.
- B. "Bạn hãy cầm lấy và đọc", đó là lời chia sẻ của một người bạn muốn giới thiệu cho ta một cuốn sách hay.
- C. "Em hãy cầm lấy và đọc", đó là lời nói tin cậy của thấy giáo khi trao cho học trò một cuốn sách quý.
- D. Có những cuốn sách làm ta thất vọng, hụt hẫng.
Câu 4: Trong văn bản "Hãy cầm lấy và đọc" đã đưa ra mấy phương diện để giúp khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc?
A. 2
- B. 4
- C. 3
- D. 5
Câu 5: Trong văn bản "Hãy cầm lấy và đọc", để khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc cần tính đến những phương diện nào dưới đây?
- A. chủ thể đọc
- B. đối tượng đọc
- C. A và B sai
D. A và B đúng
Câu 6: Cách kết văn bản "Hãy cầm lấy và đọc" có gì độc đáo?
- A. kết thúc bằng một câu chuyện
B. dùng cả tiếng Latinh và tiếng Việt
- C. kết thúc bằng một bài học
- D. kết thúc bằng tiếng anh
Câu 7: Văn bản "Hãy cầm lấy và đọc" tập trung bàn về vấn đề gì?
A. vấn đề đọc
- B. vấn đề nhìn
- C. vấn đề nghe
- D. vấn đề suy nghĩ
Câu 8: Dựa vào đâu em nhận biết được vấn đề văn bản "Hãy cầm lấy và đọc" tập trung bàn luận?
- A. nhan đề
- B. dẫn chứng
- C. nội dung được triển khai trong văn bản
D. cả A và C đúng
Câu 9: Một số ý kiến được tác giả lần lượt trình bày trong văn bản "Hãy cầm lấy và đọc" là:
- A. Đọc là nhu cầu thiết yếu của con người.
- B. Vai trò của việc đọc sách.
- C. Có nhiều cách đọc.
- D. Cách giải quyết sự sa sút của văn hóa đọc.
- E. Công dụng của sách.
F. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 10: Chỉ ra câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp "Hãy cầm lấy và đọc"?
A. ""Hãy cầm lấy và đọc" có thể xem là một thông điệp: hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào."
- B. "Bạn hãy cầm lấy và đọc", đó là lời chia sẻ của một người bạn muốn giới thiệu cho ta một cuốn sách hay.
- C. "Em hãy cầm lấy và đọc", đó là lời nói tin cậy của thấy giáo khi trao cho học trò một cuốn sách quý.
- D. Có những cuốn sách làm ta thất vọng, hụt hẫng.
Câu 11: Tác giả đã dùng những lí lẽ nào để khẳng định trong thế giới hiện đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần phải đọc sách?
- A. Có những cuốn sách làm ta thất vọng, hụt hẫng.
- B. Trang giấy và chữ in có sức hấp dẫn và sự kì diệu của nó.
- C. Con chữ trên trang sách hàm chưa văn hóa của một dân tộc.
D. Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.
Câu 12: Theo tác giả, cần có những điều kiện gì để giải quyết tình trạng sa sút của văn hóa đọc hiện nay?
- A. cần có người hiếu học
B. cần có người ham đọc và có sách hay để đọc
- C. cân có nhiều hình thức phát hành sách
- D. cần cuốn sách có nội dung chạy theo xu hướng
Câu 13: Từ nội dung văn bản Hãy cầm lấy và đọc, theo em, có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm được không?
A. Có
- B. Không
Câu 14: Tác giả của văn bản "Hãy cầm lấy và đọc" là ai?
- A. Nguyễn Ngọc Ánh
- B. Trần Đăng Khoa
C. Huỳnh Như Phương
- D. Huỳnh Văn
Câu 15: Tác giả của văn bản "Hãy cầm lấy và đọc" sinh năm bao nhiêu?
- A. 1954
B. 1955
- C. 1956
- D. 1957
Câu 16: Tác giả của văn bản "Hãy cầm lấy và đọc" quê ở đâu?
- A. Quảng Trị
- B. Quảng Bình
C. Quảng Ngãi
- D. Bình Phước
Câu 17: Nghề nghiệp của tác giả của văn bản "Hãy cầm lấy và đọc" là gì?
- A. nhà nghiên cứu phê bình văn học
- B. giảng viên đại học
- C. A và B sai
D. A và B đúng
Câu 18: Tác phẩm chính của tác giả của văn bản "Hãy cầm lấy và đọc" là gì?
- A. Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986)
- B. Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008)
- C. Trường phái Hình thức Nga (2007)
D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 19: Tác phẩm "Hãy cầm lấy và đọc" xuất bản năm bao nhiêu?
A. 2016
- B. 2017
- C. 2018
- D. 2019
Câu 20: Có thể chia văn bản "Hãy cầm lấy và đọc" thành mấy phần?
- A. 2
B. 3
- C. 4
- D. 5
Xem toàn bộ: Soạn bài 8 Văn bản đọc Hãy cầm lấy và đọc
Bình luận