Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 9 Thực hành tiếng việt trang 90
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 7 bài 9 Thực hành tiếng việt trang 90- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Từ "Truyền" trong "Truyền thông" có nghĩa là gì?
- A. sắc thái, sắc độ, sắc tố,...
B. truyền đạt, truyền hình, truyền khẩu, truyền kỳ, truyền miệng, truyền thuyết,...
- C. ưu điểm, ưu tú, hạng ưu, ưu ái,...
- D. tư duy, tâm tư, tương tư, vô tư, tư tưởng,..
Câu 2: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau?
- A. Thi ca, hội phí, tân binh, khán đài.
- B. Hậu tạ, cường quốc, thiên thư, tái phạm.
- C. Phòng hỏa, bảo mật, thi nhân, hậu đãi.
D. Phòng gian, ái quốc, thủ môn, chiến thắng.
Câu 3: Từ "Ưu" trong "Ưu tú" có nghĩa là gì?
- A. truyền đạt, truyền hình, truyền khẩu, truyền kỳ, truyền miệng, truyền thuyết,...
- B. tư duy, tâm tư, tương tư, vô tư, tư tưởng,..
- C. sắc thái, sắc độ, sắc tố,...
D. ưu điểm, ưu tú, hạng ưu, ưu ái,...
Câu 4: Từ "Tú" trong "Ưu tú" có nghĩa là gì?
- A. truyền đạt, truyền hình, truyền khẩu, truyền kỳ, truyền miệng, truyền thuyết,...
B. tư duy, tâm tư, tương tư, vô tư, tư tưởng,..
- C. sắc thái, sắc độ, sắc tố,...
- D. ưu điểm, ưu tú, hạng ưu, ưu ái,...
Câu 5: Theo em, khi chưa có từ điển trong tay ta có thể suy đoán nghĩa của các yếu tố đó và nghĩa của từ chứa đựng chúng theo cách:
- A. Tách từ đó ra thành các yếu tố riêng biệt để xem xét. Ví dụ: tín ngưỡng tách thành tín và ngưỡng.
- B. Tiếp đó, dựa vào từ đã biết có một trong các yếu tố của từ được tách trên vào các nhóm khác nhau. Ví dụ tín có: tín tâm, uy tín, tín nghĩa, chữ tín; ngưỡng có: kính ngưỡng, ngưỡng mộ…
- C. Dựa vào nghĩa chung của một vài từ đã biết trong mỗi nhóm để suy ra nghĩa của từng yếu tố, từ đó bước đầu xác định nghĩa của từ có yếu tố Hán Việt muốn tìm hiểu.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 6: Từ Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập
- A. Xã tắc
B. đất nước
- C. Sơn thủy
- D. Giang sơn
Câu 7: Trong những yếu tố Hán Việt sau, yếu tố nào không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép?
- A. Học.
- B. Đầu(cái đầu).
- C. Hoa(bông hoa).
D. Sơn(núi).
Câu 8: Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?
Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng
A. Xã tắc
- B. Ngựa đá
- C. Âu vàng
- D. cả A và C
Câu 9: Từ nào sau đây có yếu tố "hữu" cùng nghĩa với "hữu" trong "bằng hữu"?
- A. hữu ngạn. (3)
- B. hữu hạn. (2)
- C. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
D. hiền hữu. (1)
Câu 10: Từ Hán Việt là những từ như thế nào?
- A. Là những từ được mượn từ tiếng Hán
B. Là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 11: Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính?
A. Hai
- B. Ba
- C. Bốn
- D. Năm
Câu 12: Nghĩa của từ “tân binh” là gì?
A. Người lính mới
- B. Binh khí mới
- C. Con người mới
- D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 13: Từ "sắc" trong "bản sắc" có nghĩa là gì?
A. sắc thái, sắc độ, sắc tố,...
- B. tư duy, tâm tư, tương tư, vô tư, tư tưởng,..
- C. bản chất, bản lĩnh, bản quán, nguyên bản,...
- D. ưu điểm, ưu tú, hạng ưu, ưu ái,...
Câu 14: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
- A. Thiên lí
B. Thiên kiến
- C. Thiên hạ
- D. Thiên thanh
Câu 15: Nghĩa của từ Hán Việt "Viễn du" là gì?
- A. núi sông
- B. đất nước, non sông
- C. người đốn củi
D. đi chơi ở phương xa
Câu 16: Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?
- A. Gia vị
- B. Gia tăng
C. Gia sản
- D. Tham gia
Câu 17: Nghĩa của từ “tân binh” là gì?
A. Người lính mới
- B. Binh khí mới
- C. Con người mới
- D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 18: Từ "bản" trong "bản sắc" có nghĩa là gì?
A. bản chất, bản lĩnh, bản quán, nguyên bản,...
- B. sắc thái, sắc độ, sắc tố,...
- C. ưu điểm, ưu tú, hạng ưu, ưu ái,...
- D. tư duy, tâm tư, tương tư, vô tư, tư tưởng,..
Câu 19: Khi sử dụng từ mượn Hán Việt cần chú ý tới ngữ cảnh sử dụng, mục đích và đối tượng giao tiếp, tránh việc lạm dụng từ Hán Việt, đúng hay sai?
A. Đúng
- B. Sai
Câu 20: Hai câu thơ sau đây có mấy từ Hán Việt?
"Ôi Tổ quốc giang sơn, hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi..."
(Tố Hữu)
- A. Bốn từ Hán Việt.
B. Năm từ Hán Việt.
- C. Sáu từ Hán Việt.
- D. Ba từ Hán Việt.
Xem toàn bộ: Soạn bài 9 Thực hành tiếng việt trang 90
Bình luận