Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 4 Thực hành tiếng việt trang 92
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 7 bài 4 Thực hành tiếng việt trang 92- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Giải thích nghĩa của từ in đậm trong những dòng thơ sau:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy bên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ.
A. cành lá ngụy trang trên lưng người chiến sĩ
- B. lương bổng của quan lại
- C. của trời hay các đấng thiêng liêng ban cho, theo quan niệm xưa
- D. chồi lá non cây trổ
Câu 2: Giải thích nghĩa của từ in đậm trong những dòng thơ sau:
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
- A. ý chỉ người đã mất
- B. ý chỉ sự ra đi
- C. chỉ sự phát triển
D. phát triển theo kì vọng
Câu 3: Giải thích nghĩa của từ in đậm trong những dòng thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa.
- A. phát triển theo kì vọng
- B. thực hành bằng sức lực của mình để trở thành đối tượng được hướng đến.
- C. chỉ sự phát triển
D. cành lá ngụy trang trên lưng người chiến sĩ
Câu 4: Từ "giọt" trong đoạn thơ sau có nhiều cách hiểu theo những nghĩa nào:
Ơi, con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
- A. Giọt âm thanh là sự chuyển đổi cảm giác
- B. Giọt sương mùa xuân long lanh
C. Cả hai ý trên đều đúng
- D. Cả hai ý trên đều sai
Câu 5: Theo em, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, biện pháp tu từ nào có vị trí nổi bật nhất?
- A. liệt kê
- B. so sánh
- C. hoán dụ
D. ẩn dụ
Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng chính trong đoạn thơ sau?
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
- A. So sánh
B. Ẩn dụ
- C. Hoán dụ
- D. Nhân hóa
Câu 7: Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”?
A. So sánh
- B. Nhân hóa
- C. Ẩn dụ
- D. Ẩn dụ
Câu 8: Có thể thay thế từ "xao xuyến" trong câu “Một nốt trầm xao xuyến” bằng từ nào sau đây mà không làm mất đi giá trị nghệ thuật của câu thơ?
- A. bồi hồi
- B. xôn
- C. nôn nao
D. không từ nào hợp
Câu 9: Biện pháp tu từ nhân hoá là gì?
A. là biện pháp tu từ mà trong đó đồ vật, cảnh vật, hiện tượng được miêu tả thông qua những từ ngữ được sử dụng cho con người, giúp những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và sống động hơn như con người.
- B. là biện pháp tu từ mà sự vật, hiện tượng, khái niệm này được gọi bằng sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để tăng thêm sức gợi hình, gợi tả cho sự vật được diễn đạt.
- C. là biện pháp tu từ dùng sự vật, sự việc này đối chiếu với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi tả trong cách biểu đạt.
- D. là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của một sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế.
Câu 10: Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào trong những dòng thơ sau đây?
Một ngày hòa bình
Anh không về nữa.
- A. Biện pháp tương phản
- B. Biện pháp tu từ ẩn dụ
C. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh
- D. Biện pháp tu từ liệt kê
Câu 11: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?
- A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
- B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
- C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
Câu 12: Xác định nghĩa của các từ ngữ máu lửa trong khổ thơ:
Có một người lính
Đi vào núi xanh
Những năm máu lửa.
- A. tuổi trẻ, nhiều hy vọng phía trước.
B. nói đến chiến tranh, bom đạn.
- C. ngày mùa xuân.
- D. ngọn núi có nhiều cây cối màu xanh bao phủ
Câu 13: Biện pháp tu từ liệt kê là gì?
- A. là biện pháp tu từ dùng sự vật, sự việc này đối chiếu với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi tả trong cách biểu đạt.
B. là biện pháp sắp xếp nhiều từ, cụm từ khác nhau để diễn tả một hành động, sự vật, sự việc, có thể thông qua cách dùng từ đồng âm hoặc không nhưng cần có chung một ý nghĩa.
- C. là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của một sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế.
- D. là biện pháp tu từ mà trong đó đồ vật, cảnh vật, hiện tượng được miêu tả thông qua những từ ngữ được sử dụng cho con người, giúp những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và sống động hơn như con người.
Câu 14: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: Mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa khổng lồ trên bầu trời.
- A. Biện pháp tu từ hoán dụ
- B. Biện pháp tu từ nói quá
- C. Biện pháp tương phản
D. Biện pháp tu từ so sánh
Câu 15: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: Trời hôm nay nóng như đổ lửa, chỉ cần bước ra đường 5 phút là mồ hôi đã nhễ nhại như tắm.
- A. Biện pháp so sánh
B. Biện pháp tu từ nói quá
- C. Biện pháp tương phản
- D. Biện pháp tu từ ẩn dụ
Câu 16: Yếu tố “vô” trong từ “vô vị” mang nghĩa gì?
A. Không
- B. Có
- C. Vừa có vừa không
- D. Vào
Câu 17: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Xe tôi bị hỏng vì vậy tôi...đi bộ đi học.
- A. Bị
- B. Được
- C. Cần
D. Phải
Câu 18: Biện pháp tu từ so sánh là gì?
- A. là biện pháp tu từ mà sự vật, hiện tượng, khái niệm này được gọi bằng sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để tăng thêm sức gợi hình, gợi tả cho sự vật được diễn đạt.
- B. là biện pháp tu từ mà trong đó đồ vật, cảnh vật, hiện tượng được miêu tả thông qua những từ ngữ được sử dụng cho con người, giúp những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và sống động hơn như con người.
- C. là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của một sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế.
D. là biện pháp tu từ dùng sự vật, sự việc này đối chiếu với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi tả trong cách biểu đạt.
Câu 20: Yếu tố “tri” trong từ “tri âm” có nghĩa là gì?
- A. Hiểu biết
- B. Tri thức
C. Hiểu
- D. Nhìn thấy
Xem toàn bộ: Soạn bài 4 Thực hành tiếng việt trang 92
Bình luận