Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 3 Văn bản đọc Quê hương
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 7 bài 3 Văn bản đọc Quê hương- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chi tiết có thể giúp em nhận biết quê hương của tác giả là một làng chài ven biển?
- A. "Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:/ Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông."
- B. Nội dung của bài thơ nói về cuộc sống của người dân làng chài
C. Cả hai ý trên đều đúng
- D. Cả hai ý trên đều sai
Câu 2: Biện pháp tu từ so sánh sử dụng trong câu thơ nào dưới đây?
- A. "Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã"
- B. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng"
- C. "Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:"
D. A và B đúng
Câu 3: Tác dụng của việc sử dụng biện pháp so sánh trong câu thơ: "Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã"
- A. cho thấy đặc điểm của dân chài lưới
- B. tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp người đọc cảm nhận được cánh buồm cũng có hồn, biết chủ động ra khơi.
- C. cho thấy đặc điểm của con thuyền
D. giúp người đọc mở rộng liên tưởng, dễ dàng hình dung được tính chất của con thuyền trôi rất êm, rất nhanh và không gian sáng, rộng.
Câu 4: Tác dụng của việc sử dụng biện pháp so sánh trong câu thơ: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng".
- A. tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp người đọc cảm nhận được cánh buồm cũng có hồn, biết chủ động ra khơi.
B. mở rộng liên tưởng, giúp cảm nhận được tâm hồn của những người dân chài được gửi gắm vào mỗi lần đi biển, khát khao ra biển khơi, gặt hái được thành tựu.
- C. cho thấy đặc điểm của con thuyền
- D. cho thấy đặc điểm của dân chài lưới
Câu 5: Đọc bài thơ, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của con người và cuộc sống nơi làng chài?
- A. sự rắn rỏi, mạnh mẽ của ngư dân.
- B. tâm hồn phóng khoáng của con người làng chài.
- C. cuộc sống lao động vất vả nhưng bình yên ở quê hương.
D. sự rắn rỏi, mạnh mẽ và tâm hồn phóng khoáng của con người làng chài, thấy được cuộc sống lao động vất vả nhưng bình yên nơi đây.
Câu 6: Tác giả bài thơ “Quê hương” là ai?
- A. Nguyễn Quang Vũ
B. Tế Hanh
- C. Đoàn Giỏi
- D. Tố Hữu
Câu 7: Bài thơ “Quê hương” được rút trong tập thơ nào của tác giả?
A. Tập thơ “Nghẹn ngào” (1939) sau đó được in lại trong tập “Hoa niên” (1945)
- B. Tập thơ “Gửi miền Bắc” (1955)
- C. Tập thơ “Hai nửa yêu thương” (1963)
- D. Tập thơ “Khúc ca mới” (1966)
Câu 8: Bài thơ “Quê hương” được sáng tác năm bao nhiêu?
- A. 1937
- B. 1938
C. 1939
- D. 1940
Câu 9: Tác phẩm sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- A. khi tác giả đang du học ở nước ngoài
- B. khi tác giả còn bé
C. khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương
- D. khi tác giả tham gia kháng chiến
Câu 10: Bố cục bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh gồm mấy phần?
- A. 2
- B. 3
C. 4
- D. 5
Câu 11: Nội dung phần đầu của bài thơ "Quê hương" là gì?
A. Giới thiệu chung về làng quê.
- B. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
- C. Cảnh thuyền cá về bến.
- D. Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương
Câu 12: Nội dung phần hai của bài thơ "Quê hương" là gì?
- A. Giới thiệu chung về làng quê.
B. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
- C. Cảnh thuyền cá về bến.
- D. Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương
Câu 13: Nội dung phần ba của bài thơ "Quê hương" là gì?
- A. Giới thiệu chung về làng quê.
- B. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
C. Cảnh thuyền cá về bến.
- D. Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương
Câu 14: Nội dung phần của bài thơ "Quê hương" là gì?
- A. Giới thiệu chung về làng quê.
- B. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
- C. Cảnh thuyền cá về bến.
D. Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương
Câu 15: Qua bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh, có thể xác định vị trí làng chài nằm ở đâu?
- A. ngay cạnh biển
- B. trên rừng
- C. Sâu trong đất liền
D. cách biển nửa ngày sông
Câu 16: Qua văn bản “Quê hương”, thiên nhiên vùng ven biển Nam Trung Bộ được nhận định như thế nào?
- A. Hoang dã, hùng vĩ
B. Tươi sáng, sinh động
- C. Giàu có, hoa lệ
- D. Trù phú, độc đáo
Câu 17: Bài thơ “Quê hương” thuộc thể thơ gì?
A. Tự do
- B. Bốn chữ
- C. Năm chữ
- D. Lục bát
Câu 18: Tác giả đã so sánh ‘cánh buồm’ với hình ảnh nào?
- A. Con tuấn mã
B. Mảnh hồn làng
- C. Dân làng
- D. Quê hương
Câu 19: Phương thức biểu đạt của bài thơ “Quê hương” là gì?
- A. Miêu tả
- B. Tự sự
C. Biểu cảm
- D. Nghị luận
Câu 20: Câu thơ nào miêu tả nét đặc trưng của dân chài lưới?
- A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng-Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
- B. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ-Khắp dân làng tấp lập đón ghe về.
C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng-Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
- D. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới-Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Xem toàn bộ: Soạn bài 3 Văn bản đọc Quê hương
Bình luận