Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 kết nối bài 3: Văn bản đọc Quê hương
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 kết nối bài 3: Văn bản đọc Quê hương. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc văn bản
- Bố cục
+ 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.
+ 6 câu tiếp: Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
+ 8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá về bến.
+ 4 câu tiếp: Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương
- Thể loại: thơ tự do
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả
2. Tác giả
- Tên: Tế Hanh
- Năm sinh – năm mất: 1921 - 2009
- Quê quán: Quảng Ngãi
- Phong cách nghệ thuật: cảm xúc chân thành mà tinh tế, thiết tha; lời thơ giản dị, giàu hình ảnh; giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.
- Tác phẩm tiêu biểu: Hoa niên (1945), Hai nửa yêu thương (1963), Câu chuyện quê hương (1973)…
3. Tác phẩm
Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương - một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
1. Hình ảnh quê hương trong tâm trí tác giả
- Nghề nghiệp: làm nghề chài lưới
- Vị trí địa lí: cách biển nửa ngày sông
=> bằng lời thơ bình dị, tự nhiên, tác giả giới thiệu chung về làng quê mình đó là một làng chài ven biển.
2. Cảnh thuyền ra khơi
- Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
=> khung cảnh đẹp trời, dấu hiệu bình yên tốt đẹp.
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
=> NT so sánh, động từ mạnh diễn tả khí thế dũng mãnh của con thuyền ra khơi, làm toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn.
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
=> Bút pháp lãng mạn, nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ -> cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng, rất thơ mộng và trở thành biểu tượng của miền quê làng chài luôn tràn đầy sức sống.
=> Cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá là một cảnh tượng đẹp: cả thiên nhiên và con người đều hiện ra với vẻ đẹp đầy sức sống, đầy hứa hẹn, tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương.
3. Cảnh đoàn thuyền trở về
* Cảnh đón thuyền về
- Ngày hôm sau ồn ào…
... dân làng tấp nập...
Nhờ ơn trời...
=> Bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui, sự sống.
* Hình ảnh người dân đánh cá
- Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Hình ảnh thơ vừa chân thực vừa lãng mạn, khắc họa vẻ đẹp giản dị, khoẻ khoắn, thơ mộng của người dân chài lưới: nước da ngăm nhuộm nắng, nhuộm gió, thân hình vạm vỡ và thấm đậm vị mặn mòi của biển khơi.
* Hình ảnh con thuyền:
- Chiếc thuyền im…
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
=> NT nhân hóa, Con thuyền trở nên có hồn, một tâm hồn tinh tế.
4. Tình cảm của tác giả với quê hương
- Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
- Hình ảnh: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
- Nhịp thơ da diết, điệp từ nhớ => nhấn mạnh nỗi nhớ quê của tác giả - nỗi nhớ sâu đậm của tác giả
Đó là nỗi nhớ màu sắc, cảnh vật, nhớ hình dáng con thuyền, nỗi nhớ đó kết đọng lại trong một mùi vị đặc trưng của làng chài “mùi nồng mặn” ở đó có nắng, có gió, có vị muối, có tình quê sâu nặng.
=> Tác giả gắn bó sâu sắc với quê hương, quê hương luôn sống mãi trong lòng tác giả.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển.
- Hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài.
- Nỗi nhớ da diết, sự gắn bó thủy chung, tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả.
=> Bài thơ là lời bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển.
2. Nghệ thuật
- Hình ảnh so sánh, nhân hoá, ĐT, TT, từ láy, câu cảm thán.
- Giọng thơ mượt mà, sâu lắng.
- Bút pháp lãng mạn, thể thơ 8 tiếng.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận