Soạn bài 5 Thực hành tiếng việt trang 116
Soạn bài 5: Thực hành tiếng việt trang 116 sách kết nối tri thức và cuộc sống ngữ văn 7 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
Câu hỏi 1: Trong câu văn sau, những từ ngữ nào có thể được xem là từ ngữ địa phương? Vì sao?
Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít...
Trả lời:
- Những từ ngữ được xem là từ ngữ địa phương trong câu văn gồm: thẫu, vịm, trẹc, o.
- Nó được coi là từ ngữ địa phương vì nó khác với từ ngữ toàn dân, chỉ được dùng ở một số vùng miền nhất định.
Câu hỏi 2: Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến. Những từ ngữ đó có nghĩa tương đương với những từ ngữ nào được dùng ở địa phương em hoặc trong từ ngữ toàn dân?
Trả lời:
Những từ ngữ địa phương trong văn bản Chuyện cơm hến có nghĩa tương đương với những từ ngữ toàn dân như sau:
lạt - nhạt; duống - xuống; xắt - thái; trụng - nhúng; thẫu - thẩu; vịn - liễn; trẹc - mẹt; o - cô.
Câu hỏi 3: Cho biết tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến.
Trả lời:
Tác dụng: giúp cho tản văn có màu sắc của xứ Huế nhiều hơn.
Câu hỏi 4: Nêu một số từ ngữ địa phương chỉ sự vật (người, cây cối, con vật, đồ vật,...) ở các vùng miền mà em biết và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng.
Trả lời:
Địa phương | Từ ngữ địa phương | Từ ngữ toàn dân tương ứng |
Miền Bắc | - u/bu - thầy | - mẹ - bố |
Miền Trung | - mô - o - răng - rứa | - đâu - cô - sao - thế/ vậy |
Miền Nam | - tía - má - cái chén - trái mận | - bố - mẹ - cái bát - quả roi |
Bình luận