Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 5 Thực hành tiếng việt trang 116 (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 5 Thực hành tiếng việt trang 116 phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ngôn ngữ vùng miền (phương ngữ) là:
- A. một hệ thống giao tiếp có cấu trúc được sử dụng bởi con người.
B. biến thể theo mỗi địa phương của một ngôn ngữ, được thể hiện chủ yếu trên các phương diện ngữ âm và từ vựng.
- C. cấu tạo đặc biệt của từ phức, được tạo thành bởi hai tiếng trở lên, trong đó phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần hoặc cả âm
- D. tất cả những ý trên đều đúng
Câu 2: Từ "dằm thượng” trong câu sau có nghĩa là gì: Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm.
A. Túi áo trên
- B. Vật nhọn, nhỏ được làm bằng thân cây tre
- C. Vật nhọn, nhỏ được làm bằng kim loại để cài áo
- D. Cả A, B, C đều sai
Câu 3: Từ “mõi” trong câu sau có nghĩa là gì: Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm.
A. Lấy cắp
- B. Lừa đảo
- C. Mệt mỏi
- D. Khó khắn
Câu 4: Từ địa phương "tía" của Nam Bộ có nghĩa toàn dân là gì ?
- A. Lá tía tô
B. Bố
- C. Màu đỏ
- D. Quả na
Câu 5: Từ địa phương "Bá" có nghĩa là gì?
A. Bác
- B. Anh
- C. Chị
- D. Mẹ
Câu 6: Từ ngữ địa phương là:
A. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định.
- B. là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán.
- C. Là từ thường xuyên được sử dụng.
- D. Là từ ngữ được ít người biết đến.
Câu 7: Câu sau đây là đúng hay sai: Mỗi phương ngữ có những đặc điểm riêng về ngữ âm, thể hiện qua cách phát âm của người dân mỗi địa phương. Đặc biệt, trong mỗi phương ngữ bao giờ cũng có một số từ ngữ không có nghĩa tương đương trong ngôn ngữ toàn dân.
A. Đúng
- B. Sai
Câu 8: Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa phương thể hiện ở phương diện nào?
- A. Ngữ âm
- B. Ngữ pháp
- C. Từ vựng
D. Cả A và C
Câu 9: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?
- A. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện
- B. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ
- C. Để tô đậm tính cách nhân vật
D. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.
Câu 10: Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến.
- A. bố, mẹ.
- B. cơm, hến, lạc, vịm.
C. thẫu, vịm, trẹc, o.
- D. duống, cơm, gáo.
Câu 11: Các từ ngữ: hoàng thượng, hoàng hậu, phi tần, quan thương thư, công chúa, hoàng tử thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ dưới đây?
- A. Biệt ngữ của thường dân.
B. Biệt ngữ của vua quan và những người trong hoàng tộc dưới chế độ phong kiến.
- C. Biệt ngữ của quý tộc phương tây.
- D. Biệt ngữ người lao động.
Câu 12: Từ ngữ đó có nghĩa tương đương với từ "duống" trong "Chuyện cơm hến" là:
- A. nhạt
B. xuống
- C. thái
- D. nhúng
Câu 13: Từ ngữ đó có nghĩa tương đương với từ "xắt" trong "Chuyện cơm hến" là:
- A. nhạt
- B. xuống
C. thái
- D. nhúng
Câu 14: Từ ngữ đó có nghĩa tương đương với từ " trụng" trong "Chuyện cơm hến" là:
- A. nhạt
- B. xuống
- C. thái
D. nhúng
Câu 15: Trong câu văn sau, từ nào là từ địa phương: Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít...
A. thẫu, vịm, trẹc, o.
- B. đựng
- C. bán cơm
- D. chiếc gáo
Câu 16: Từ ngữ đó có nghĩa tương đương với từ " vịn" trong "Chuyện cơm hến" là:
- A. thẩu
B. liễn
- C. mẹt
- D. cô
Câu 17: Từ ngữ đó có nghĩa tương đương với từ "trẹc" trong "Chuyện cơm hến" là:
- A. thẩu
- B. liễn
C. mẹt
- D. cô
Câu 18: Cho đoạn văn sau:
“Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.”
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ?
- A. Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa
- B. Vì trước Cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thị dân tư sản thời Pháp thuộc gọi mẹ là mợ
- C. Dùng mẹ vì đó là lời kể của tác giả với đối tượng là độc giả, dùng mợ vì đó là lời đáp của chú bé Hồng khi đối thoại với người cô, giữa họ cùng một tầng lớp xã hội.
D. Cả A, B, C là đúng.
Câu 19: Trong bài thơ sau đây, từ “cá tràu” là loại từ ngữ nào?
Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế
Khế trong vườn thêm một tý rau thơm
Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ
Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm!
(Chế Lan Viên)
- A. Từ ngữ địa phương
- B. Biệt ngữ xã hội
C. Từ toàn dân
- D. Cả A, B, C đều sai
Câu 20: Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì ?
- A. Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội.
- B. Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
- C. Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cho phù hợp.
D. Tất cả ý trên đều đúng
Xem toàn bộ: Soạn bài 5 Thực hành tiếng việt trang 116
Bình luận