Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 1 Thực hành tiếng việt trang 17
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 7 bài Thực hành tiếng việt trang 17- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trạng ngữ là gì?
- A. Là bộ phận thứ nhất, được đứng ở đầu câu và là thành phần chỉ người, sự vật làm chủ sự việc.
- B. Là bộ phận chính trong câu, thường đứng sau chủ ngữ và thường chỉ về các bản chất, hành động, tính chất, đặc điểm của sự vật, sự việc.
C. Là thành phần phụ của câu. Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính.
- D. Kể về các câu chuyện có chưa các nhân vật dân gian hư cấu.
Câu 2: Xác định trạng ngữ trong câu: Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc.
- A. Mon
B. Khoảng hai giờ sáng
- C. Tỉnh giấc.
- D. Không có trạng ngữ.
Câu 3: Xác định trạng ngữ trong câu: Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.
- A. Nước
B. Suốt từ chiều hôm qua
- C. Bắt đầu dâng lên nhanh hơn
- D. Không có trạng ngữ
Câu 4: Xác định trạng ngữ trong câu: Trong gian phòng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.
A. Trong gian phòng
- B. Thí sinh
- C. Những bức tranh
- D. Treo kín bốn bức tường.
Câu 5: Xác định trạng ngữ trong câu: Ngày hôm qua, Lam đi học muộn và bị ghi vào sổ đầu bài.
- A. Lam
- B. Lam đi học muộn
C. Ngày hôm qua
- D. Bị ghi vào sổ đầu bài
Câu 6: Xác định trạng ngữ trong câu: Ở đình làng, mọi người đang rộn ràng chuẩn bị cho lễ hội.
- A. Mọi người
B. Ở đình làng
- C. Rộn ràng
- D. Chuẩn bị cho lễ hội
Câu 7: Xác định trạng ngữ trong câu: Chỉ sau dăm đêm, dải cát nổi giữa sông chìm vào trong nước đỏ.
- A. Dải cát nổi giữa sông
B. Chỉ sau dăm đêm
- C. Nổi giữa sông
- D. Chìm vào trong nước đỏ
Câu 8: Có mấy loại trạng ngữ?
- A. 3
- B. 4
- C. 6
D. 5
Câu 9: Ý nào dưới đây không phải là một loại trạng ngữ?
- A. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
- B. Trạng ngữ chỉ thời gian
C. Trạng ngữ chỉ hoạt động
- D. Trạng ngữ chỉ mục đích
Câu 10: Tác dụng của trạng ngữ trong câu là gì?
A. Trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích.
- B. Làm nổi bật chủ ngữ.
- C. Làm nổi bật vị ngữ.
- D. Không có tác dụng gì.
Câu 11: Từ láy là gì?
A. Là một dạng đặc biệt của từ phức, được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên và thường có điệp vần nhau ở đâm đầu, âm cuối, vần hay cả âm đầu và âm cuối.
- B. Là từ do một tiếng có nghĩa tạo nên.
- C. Là các từ có cấu trúc bằng phương pháp ghép 2 từ hoặc hơn hai từ lại với nhau.
- D. Là các từ ngữ trong tiếng Việt đi vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái Latinh.
Câu 12: Có mấy loại từ láy chính?
- A. 4
- B. 3
- C. 5
D. 2
Câu 13: Láy bộ phận gồm có:
- A. Láy vần
B. Láy âm và láy vần.
- C. Láy chủ ngữ và láy vị ngữ.
- D. Láy âm.
Câu 14: Từ láy bộ phận là:
- A. Là từ có phụ âm đầu trùng lặp và có phần vần khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy như mếu máo, ngơ ngác, xinh xắn, mênh mông….
- B. Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào, luôn luôn, xa xa,…
- C. Là từ có phần vần trùng lặp và có phụ âm đầu khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy như liu diu, đìu hiu, lao xao, liêu xiêu, chênh vênh….
D. Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn.
Câu 15: Láy âm là:
- A. Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào, luôn luôn, xa xa,…
B. Là từ có phụ âm đầu trùng lặp và có phần vần khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy như mếu máo, ngơ ngác, xinh xắn, mênh mông….
- C. Là từ có phần vần trùng lặp và có phụ âm đầu khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy như liu diu, đìu hiu, lao xao, liêu xiêu, chênh vênh….
- D. Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn.
Câu 16: Từ láy toàn bộ là:
- A. Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn.
- B. Là từ có phần vần trùng lặp và có phụ âm đầu khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy như liu diu, đìu hiu, lao xao, liêu xiêu, chênh vênh….
C. Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào, luôn luôn, xa xa,…
- D. Là từ có phụ âm đầu trùng lặp và có phần vần khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy như mếu máo, ngơ ngác, xinh xắn, mênh mông….
Câu 17: Tìm từ láy trong câu sau: Những đôi cánh mỏng manh run rẩy và đầy tự tin của bầy chim đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông.
- A. Tự tin
- B. Bầy chim
- C. Lùm dứa dại
D. Mong manh
Câu 18: Láy vần là:
- A. Là từ có phụ âm đầu trùng lặp và có phần vần khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy như mếu máo, ngơ ngác, xinh xắn, mênh mông….
- B. Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào, luôn luôn, xa xa,…
- C. Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn.
D. Là từ có phần vần trùng lặp và có phụ âm đầu khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy như liu diu, đìu hiu, lao xao, liêu xiêu, chênh vênh….
Câu 19: Từ láy có tác dụng gì?
- A. Thay thế chủ ngữ.
B. Hỗ trợ nhấn mạnh ý nghĩa cho câu
- C. Có tác dụng như trạng ngữ.
- D. Không có tác dụng gì?
Câu 20: Tìm từ láy trong câu sau: Trong tiếng mưa hình như có tiếng nước sông dâng cao, xiên xiết chảy.
A. Xiên xiết
- B. Tiếng mưa
- C. Dâng cao
- D. Chảy
Xem toàn bộ: Soạn bài 1 Thực hành tiếng việt trang 17
Bình luận