Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 5 Củng cố, mở rộng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 7 bài 5 Củng cố, mở rộng - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Văn bản "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt" trích từ tác phẩm nào?

  • A. Thương nhớ mười hai
  • B. Tắt đèn
  • C. Miếng ngon Hà Nội
  • D. Chiếc lược ngà

Câu 2: "Chuyện cơm hến" được trích từ văn bản nào?

  • A. Huế - Di tích và con người
  • B. Món ngon miền Bắc
  • C. Thương nhớ mười hai
  • D. Món lạ miền Nam

Câu 3: Món cơm hến (đặc sản xứ Huế) là:

  • A. Một món ăn cao cấp
  • B. Một món ăn quý tộc
  • C. Một món ăn bình dân
  • D. Một món ăn dân tộc

Câu 4: Tác phẩm "Thương nhớ mười hai" ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A. Khi tác giả sống ở miền Bắc, xa quê hương ở miền Nam
  • B. Khi tác giả sống ở miền Nam, xa quê hương ở miền Bắc
  • C. Khi tác giả đi du học
  • D. Khi tác giả tham gia chiến đấu ở chiến khu Việt Bắc

Câu 5:  Những sáng tác của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường thiên lấy cảm hứng từ:

  • A. ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Đà Nẵng. 
  • B. ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Quảng Trị. 
  • C. ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Huế. 
  • D. ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Quảng Ngãi. 

Câu 6: Tác giả của "Chuyện cơm hến" là ai?

  • A. Hoàng Phủ Ngọc Tường
  • B. Huy Cận
  • C. Ngô Tất Tố
  • D. Trần Đăng Khoa

Câu 7:   Nội dung phầm 2 trong "Chuyện cơm hến" là:

  • A. Món cơm hến, đặc sản xứ Huế
  • B. Món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa của Huế
  • C. Khẳng định cảm xúc trước thiên nhiên bốn mùa
  • D. Nét đẹp của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng

Câu 8: Những chi tiết nào cho thấy cơm hến là món ăn bình dân?

  • A. Cơm hến được chế biến từ những vật phẩm dân dã như: Cá Lẹp, kẹp rau mưng, cơm nguội và hến…
  • B. Cơm hến được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít.
  • C. Cơm hến được đem bán rong tại các con phố.
  • D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 9: Tác phẩm "Thương nhớ mười hai" là thể loại gì?

  • A. Truyền thuyết
  • B. Cổ tích
  • C. Tùy bút
  • D. Bút kí

Câu 10: Chi tiết nào miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng?

  • A. “Trên giàn thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”; “Đêm xanh biêng biếc, tuy có mưa dây, nhưng nhìn lên thấy rõ từng đàn sếu bay. Về khuya, trời vẫn rét một cách tình tứ nên thơ”.
  • B.  “Nhưng tôi yêu xuân nhất vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu Giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mác”
  • C. “Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm giác như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan”.
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 11: Điền vào chỗ trống: Món cơm hến cho thấy phong cách ăn uống của người Huế mặc dù rất ........nhưng cũng rất cầu kì, kỹ tính. Cả người làm ra món cơm hến và người ăn món cơm hến đều rất coi trọng, chú trọng đến vị đặc trưng của món ăn.

  • A. dân dã 
  • B. bình dị
  • C. thân thương
  • D. đặc biệt

Câu 12: Giá trị nghệ thuật của "Chuyện cơm hến" là:

  • A. Ngôn ngữ đậm chất vùng miền.
  • B. Thuyết minh chi tiết, không chỉ để giới thiệu về một món ăn mà như đang bày tỏ lòng mình, kể cho người đọc nghe về món cơm hến đậm đà bản sắc dân tộc.
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 13:  Tác phẩm "Thương nhớ mười hai" ra đời khi nào?

  • A. 1973
  • B. 1972
  • C. 1970
  • D. 1974

Câu 14: Người dân gửi gắm mong ước gì khi tổ chức lễ hội lồng tồng?

  • A. sức khỏe dồi dào
  • B. cầu duyên
  • C. mùa màng bội thu, dân làng được bình an, may mắn, tốt lành.
  • D. kinh tế khá giả

Câu 15: Với người đồng bào Tày - Nùng, thần thành hoàng còn được coi là thần gì?

  • A. Thần nước
  • B. Hỏa thần
  • C. Thần nông
  • D. Thần mặt trời

Câu 16: Tác phẩm đầu tay của tác giả Vũ Bằng là:

  • A. Miếng ngon Hà Nội
  • B. Lọ Văn
  • C. Miếng lạ miền Nam
  • D. Thương nhớ mười hai

Câu 17: Điền từ vào chỗ trống: Hội lồng tồng cũng là dịp trưng bày những sản phẩm .... của dân làng như gà thiến béo, lợn quay, các thứ bánh trái,...

  • A. công nghiệp
  • B. thủ công
  • C. nông nghiệp
  • D. đặc sản

Câu 18: Nghĩa của từ "Lượn" trong "Hội lồng tồng" là gì?

  • A. Một vùng của Việt Bắc
  • B. Lối hát đối đáp giữa trai và gái của dân tộc Tày
  • C. Tên một dụng cụ dùng để cắt, thái
  • D. Hoạt động thờ cúng của đồng bào miền núi

Câu 19: Nội dung của phần 2 đoạn trích "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt" là gì?

  • A. Khẳng định cảm xúc trước thiên nhiên bốn mùa.
  • B.  Sắc xuân, cảnh xuân, tình xuân đan xen, hòa quyện cùng nhau, gắn bó, tha thiết.
  • C. Một số bức tranh vẽ về mùa xuân
  • D. Nét đẹp của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng.

Câu 20: Giá trị nghệ thuật của văn bản "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt" là gì?

  • A. Lối viết trữ tình, giàu chất thơ, hướng vào nội tâm, hướng về phong cảnh thiên nhiên bốn mùa xứ sở…
  • B. Ngôn từ tinh tế, đầy cảm hứng
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác