Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 2 Củng cố, mở rộng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 7 bài Củng cố, mở rộng- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nội dung chính của bài "Đồng dao mùa xuân" là gì? 

  • A. Gần gũi, thân thuộc, bình dị, gợi lên những tình cảm quê hương, gia đình cao đẹp.
  • B. Bài thơ khắc họa hình ảnh đẹp đẽ của người lính đã tham gia chiến đấu, hi sinh tuổi xuân của mình cho đất nước, dân tộc.
  • C. Thông qua hình ảnh nồi xôi mới, bài thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho quê hương và cho người mẹ kính yêu của mình.
  • D. Thân quen, gần gũi, gợi lên nhiều liên tưởng, tưởng tượng về người lính trẻ.

Câu 2: Nội dung chính của bài "Gặp lá cơm nếp" là gì? 

  • A. Thông qua hình ảnh nồi xôi mới, bài thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho quê hương và cho người mẹ kính yêu của mình.
  • B. Thân quen, gần gũi, gợi lên nhiều liên tưởng, tưởng tượng về người lính trẻ.
  • C. Bài thơ khắc họa hình ảnh đẹp đẽ của người lính đã tham gia chiến đấu, hi sinh tuổi xuân của mình cho đất nước, dân tộc.
  • D. Gần gũi, thân thuộc, bình dị, gợi lên những tình cảm quê hương, gia đình cao đẹp.

Câu 3: Thể thơ của bài thơ "Gặp lá cơm nếp" là gì?

  • A. Thơ 4 chữ
  • B. Thơ 5 chữ
  • C. Thơ 6 chữ
  • D. Thơ 7 chữ

Câu 4: Bài đồng dao viết dưới dạng gì?

  • A. Thơ 4 chữ
  • B. Thơ 5 chữ
  • C. Thơ 6 chữ
  • D. Thơ 7 chữ

Câu 5: : Cách ngắt nhịp trong bài "Đồng dao mùa xuân" là:

  • A. 1/1/2
  • B. 3/2
  • C. 3/4
  • D. 2/2

Câu 6: Cách ngắt nhịp trong bài thơ "Gặp lá cơm nếp" là gì?

  • A.  2/2
  • B. 3/4
  • C. 2/3, 3/2
  • D. 2/3,1/4

Câu 7: Cách gieo vần của bài thơ "Gặp lá cơm nếp" là gì?

  • A. vần ôm
  • B. vần chân
  • C. vần lưng
  • D. vần tréo

Câu 8: Cách gieo vần trong bài "Đồng dao mùa xuân" là:

  • A. vần ôm
  • B. vần chân.
  • C. vần ba tiếng bằng
  • D. vần tréo

Câu 9: Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ hiện lên thế nào qua bài đồng dao?

  • A. đoàn kết.
  • B. nghị lực, kiên cường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
  • C. yếu ớt, nghèo đói, thiếu sức sống
  • D. sống trong hoàn cảnh khó khăn.

Câu 10: Cách chia khổ của bài "Đồng dao mùa xuân" có gì đặc biệt? 

  • A. chia theo mạch cảm xúc của tác giả
  • B. chia theo số dòng
  • C. không có quy luật
  • D. chia khổ của bài thơ được chia theo nội dung

Câu 11: Điền vào chỗ trống: Theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh lên đường ra mặt trận. Trong một trận chiến ác liệt, anh đã ........, vĩnh viễn nằm lại dưới những cánh rừng đại ngàn.

  • A. ra đi
  • B. anh dũng hi sinh
  • C. năm lại
  • D. chết

Câu 12: Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” viết về:

  • A. Người lính
  • B. Người mẹ
  • C. Người cha
  • D. Người anh

Câu 13: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ " Gặp lá cơm nếp" là gì?

  • A. Biểu cảm
  • B. Nghị luận
  • C. Tự sự
  • D. Miêu tả

Câu 14: Số lượng tiếng trong mỗi dòng thơ bài "Gặp lá cơm nếp"?

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 2
  • D. 6

Câu 15: Cách chia khổ trong bài thơ "Gặp lá cơm nếp" là gì?

  • A. dựa vào nghệ thuật
  • B. dựa vào cảm xúc
  • C. dựa vào nội dung
  • D. dựa vào thể thơ

Câu 16: Nhà thơ Thế Lữ từng viết" "Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu" (Cây đàn muôn điệu). Nhận định của Thế Lữ có thể hiểu như thế  nào?

  • A. thơ ít cung bậc, trạng thái khác nhau, không lặp lại, không giống nhau và cảm xúc thì bao la theo cách thể hiện của nhà thơ và cũng theo cách hiểu của độc giả.
  • B. thơ có nhiều cung bậc, trạng thái khác nhau, không lặp lại, không giống nhau và cảm xúc thì bao la theo cách thể hiện của nhà thơ và cũng theo cách hiểu của độc giả.
  • C. thơ có ít trạng thái khác nhau, lặp lại và cảm xúc thì bao la theo cách thể hiện của nhà thơ và cũng theo cách hiểu của độc giả.
  • D. thơ có nhiều cung bậc, trạng thái giống nhau và cảm xúc thì bao la theo cách thể hiện của nhà thơ và cũng theo cách hiểu của độc giả.

Câu 17: Tên bài thơ “Đồng dao mùa xuân” gợi nhắc đến:

  • A. mùa hè hay chính là thanh xuân của con người.
  • B. mùa thu hay chính là thanh xuân của con người.
  • C. mùa đông hay chính là thanh xuân của con người.
  • D. mùa xuân hay chính là thanh xuân của con người.

Câu 18:  Điền vào chỗ trống: Theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh lên đường ra mặt trận. Trong một trận chiến ác liệt, anh đã ........, vĩnh viễn nằm lại dưới những cánh rừng đại ngàn.

  • A. ra đi
  • B. anh dũng hi sinh
  • C. năm lại
  • D. chết

Câu 19: Nỗi nhớ da diết, khắc khoải của người con biểu hiện qua:

  • A. lạ lùng
  • B. mùi vị quê hương
  • C. "ôi", "làm sao quên được", "nỗi nhớ thương"
  • D. nhớ thương

Câu 20: Vì sao lá cơm nếp lại gợi lại cảm xúc, tình cảm trong long người con?

  • A. vì nó gắn liền với những năm tháng đi học ở trường làng.
  • B. lá cơm nếp gợi nhắc đến bát xôi mùa gặt, gợi nhắc đến hình ảnh người mẹ, gợi nhắc đến không gian làng quê Việt Nam bình dị, gần gũi, thân thương.
  • C. vì nó là món ăn người con thích nhất
  • D. vì mẹ thích món này.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác