Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 4 Củng cố, mở rộng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 7 bài 4 Củng cố, mở rộng- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" đã thể hiện: 

  • A. Cảm xúc tự hào, yêu mến, trân trọng và khao khát cống hiến của tác giả dành cho quê hương, đất nước.
  • B. Tình cảm gắn bó, yêu quý, tự hào của tác giả dành cho miền quê và những con người lao động nơi quê hương xứ sở.
  • C. Tình yêu đôi lứa.
  • D. Tình đồng chí.

Câu 2: Bài thơ "Gò Me" đã thể hiện: 

  • A. Cảm xúc tự hào, yêu mến, trân trọng và khao khát cống hiến của tác giả dành cho quê hương, đất nước.
  • B. Tình cảm gắn bó, yêu quý, tự hào của tác giả dành cho miền quê và những con người lao động nơi quê hương xứ sở.
  • C. Tình yêu đôi lứa.
  • D. Tình đồng chí.

Câu 3: Biện pháp tu từ nổi bật trong bài "Mùa xuân nho nhỏ" là: 

  • A. so sánh, liệt kê, điệp ngữ
  • B. liệt kê
  • C. nhân hóa
  • D. so sánh

Câu 4: Biện pháp tu từ nổi bật trong bài "Gò Me" là:

  • A. so sánh
  • B.  nhân hóa
  • C. so sánh, liệt kê, điệp ngữ
  • D. liết kê

Câu 5: Hình ảnh đặc sắc trong bài thơi "Mùa xuân nho nhỏ là"?

  • A. Hình ảnh thiên nhiên gần gũi, bình dị (dòng sông, bông hoa, con chim, nốt trầm,…)
  • B. Hình ảnh con người khéo léo, cần cù, hăng say lao động (cô gái Gò Me)
  • C. Hình ảnh con người (người lao động, người cầm súng làm việc hăng say, con người khao khát được cống hiến)
  • D. Cả A và C đều đúng

Câu 6: Bài "Gò Me" được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A. 1954
  • B. 1955
  • C. 1956
  • D. 1957

Câu 7:  Từ "lụy" trong câu thơ "-Hò...ơ... Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me" có nghĩa gì?

  • A. chỗ hơi lõm thường hiện ra ở má, tạo nên nét duyên dáng, đáng yêu trên khuôn mặt.
  • B. dụng cụ lao động được làm bằng gỗ, có đầu nhọn, dùng để chọc lỗ xuống đất và gieo mầm lúa vào lỗ.
  • C. kiên nhẫn chiều theo ý kiến người khác để đạt được mục đích mình mong muốn.
  • D. nhan sắc và sự thanh lịch.

Câu 8: Qua bài thơ "Gò Me"  vị trí địa lý của Gò Me được miêu tả như thế nào?

  • A. xa biển
  • B. trên rừng
  • C. gần biển
  • D. giữa đảo

Câu 9:  Mùa xuân nho nhỏ được viết giống thể thơ của tác phẩm nào?

  • A. Đêm nay Bác không ngủ
  • B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
  • C. Đồng chí
  • D. Đoàn thuyền đánh cá

Câu 10: Hình ảnh người cầm súng trong bài "Mùa xuân nho nhỏ" gợi ta nghĩ đến ai?

  • A. người nông dân
  • B. người chiến sĩ
  • C. người kĩ sư
  • D. người bác sĩ

Câu 11:  Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò gợi cho em suy nghĩ gì?

  • A. các điệu hò đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân Gò Me.
  • B. tình yêu gia đình
  • C. tình yêu quê hương sâu thẳm trong lòng tác giả
  • D. không có ý nghĩa gì đặc biệt

Câu 12: Những hình ảnh nào đã thể hiện ước nguyện khiêm nhương mà cao đẹp của nhà thơ ?

  • A. Cành hoa, con chim hót.
  • B. Cành hoa, con chim hót, dòng sông xanh.
  • C. Cành hoa, con chim hót, nốt trầm xao xuyến
  • D. Cành hoa, con chim hót, giọt sương mai.

Câu 13:  Những hình ảnh “ con chim” , “cành hoa” , “nốt trầm xao xuyến” cùng có chung một ý nghĩa biểu tượng gì ?

  • A. Là những gì tươi đẹp , có ích cho cuộc đời.
  • B. Là những gì bình dị ,nhỏ bé, nhưng có ích cho cuộc đời .
  • C. Là những cống hiến lớn lao cho cuộc đời.
  • D. Là những hình ảnh đẹp nhất của mùa xuân

Câu 14: Điền từ vào chỗ trống: Tác giả Hoàng Tố Nguyên là một người luôn ........ và trân trọng quê hương đất nước của mình.

  • A. gìn giữ
  • B. trân trọng
  • C. yêu quý
  • D. xa cách

Câu 15:  Viết Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải đã thể hiện được :

  • A. Một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên say đắm của mình.
  • B. Niềm tha thiết yêu cuộc sống, khát vọng được dâng hiến cho đời của nhà thơ.
  • C. Tình yêu đất nước- một đất nước đang hối hả chiến đấu và dựng xây.
  • D. Niềm say sưa ngây ngất của mình trước mùa xuân của đất trời.

Câu 16: Điền từ vào chỗ trống: Những chi tiết khắc họa hình ảnh con người Gò Me cho ta cảm nhận họ là những người rất ...., cởi mở, đáng yêu. Cuộc sống của họ cũng luôn có sự tự do, những niềm vui, tiếng cười.

  • A. nghèo khó
  • B. giản dị
  • C. bình dị
  • D. hạnh phúc

Câu 17: Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”?

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Ẩn dụ
  • D. Ẩn dụ

Câu 18: Hãy chỉ ra đặc điểm về cách gieo vần trong khổ thơ sau:

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

  • A. Vần chân
  • B. Vần lưng
  • C. Vần cách
  • D. Vần liền

Câu 19: Viết Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải đã thể hiện được :

  • A. Một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên say đắm của mình.
  • B. Niềm tha thiết yêu cuộc sống, khát vọng được dâng hiến cho đời của nhà thơ.
  • C. Tình yêu đất nước- một đất nước đang hối hả chiến đấu và dựng xây.
  • D. Niềm say sưa ngây ngất của mình trước mùa xuân của đất trời.

Câu 20: Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào?

  • A. "lộc" trên vai người cầm súng và rơi ngoài đồng
  • B. con chim chiền chiện hót vang trời
  • C. bông hoa tím mọc giữa dòng sông xanh
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác