Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 4 Củng cố, mở rộng (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 4 Củng cố, mở rộng phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Nó...cô giáo mắng vì tội không làm bài tập."
- A. Được
B. Bị
- C. Đã
- D. Không đáp án nào đúng
Câu 2: Hãy chỉ ra đặc điểm về cách ngắt nhịp trong khổ thơ sau:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
- A. 2/2
- B. 1/3
C. 2/3, 3/2
- D. 2/3, 2/2
Câu 3: Điền vào chỗ trống: Bối cảnh trong văn bản gồm những đơn vị ............. (từ, cụm từ, câu) đứng trước và sau một đơn vị ngôn ngữ (còn gọi là văn cảnh).
A. ngôn ngữ
- B. danh từ
- C. tính từ
- D. ngôn luận
Câu 4: Công dụng của dấu ngoặc kép trong bài thơ Gò Me là gì?
- A. thuyết minh rằng giọng hát của các cô gái Gò Me rất hay, rất ngọt ngào đến nỗi tre phải thôi cười đùa, mây phải nằm im để lắng nghe giọng hát của người con gái đất Gò Me.
- B. để miêu tả
C. dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
- D. để kể chuyện.
Câu 5: Mùa xuân tươi đẹp của đất nước được tập trung thể hiện qua những hình ảnh nào ?
A. Người cầm súng, người ra đồng, lộc non.
- B. Hình ảnh, so sánh, từ láy.
- C. Lộc trải dài nương mạ.
- D. Lộc giắt đầy trên lưng.
Câu 6: Ngữ cảnh là gì?
A. Bối cảnh ngôn ngữ trong đó một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng.
- B. Điều kiện lịch sử, hoặc hoàn cảnh chung có tác dụng đối với một con người, hoặc một sự kiện.
- C. đối chiếu hai sự vật, hiện tượng... với nhau.
- D. hỗn hợp nhiều chất khí trong đó khí oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích, chính xác hơn là khí oxi chiếm 21% thể tích không khí, phần còn lại hầu hết là khí nitơ.
Câu 7: Từ "thơm" trong câu sau có thể hiểu là gì?
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.
- A. Từ thơm trong thị thơm có nghĩa là phẩm chất tốt đẹp, thơm thảo, được mọi người yêu mến, ca ngợi, còn từ thơm trong người thơm có nghĩa là có mùi hương dễ chịu.
B. Từ thơm trong thị thơm có nghĩa là có mùi hương dễ chịu, còn từ thơm trong người thơm mang nghĩa là phẩm chất tốt đẹp, thơm thảo, được mọi người yêu mến, ca ngợi.
- C. A và B đều đúng.
- D. A và B đều sai.
Câu 8: Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết nào?
- A. Những chị, những em má núng đồng tiền/ Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên
- B. Véo von điệu hát cổ truyền
- C. Tôi nằm trên võng mẹ đưa/Có chim cu gáy giữa trưa hanh nồng
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 9: Trong câu thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
A. Đảo ngữ
- B. So sánh
- C. Nhân hóa
- D. Ẩn dụ
Câu 10: Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau:
Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.
A. Để làm nổi bật lên độ trong của nước và khung cảnh yên bình của quê hương.
- B. Làm cho cây cối có hồn,khung cảnh trở nên sinh động.
- C. Tăng sức gọi hình, gợi cảm trong câu thơ.
- D. Làm nổi bật lên điều quan trọng, điều thú vị gây được sự chú ý của người khác mà sắp được diễn ra.
Câu 11: Nghệ thuật của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là:
- A. Viết theo thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca.
- B. Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ,...
- C. Có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.
D. Tất cả những ý trên đều đúng.
Câu 12: Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau: Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo.
- A. Để làm nổi bật lên độ trong của nước và khung cảnh yên bình của quê hương.
B. Làm cho cây cối có hồn, khung cảnh trở nên sinh động.
- C. Tăng sức gọi hình, gợi cảm trong câu thơ.
- D. Làm nổi bật lên điều quan trọng, điều thú vị gây được sự chú ý của người khác mà sắp được
Câu 13: Nội dung phần 1 của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là gì?
A. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên.
- B. Tình yêu quê hương.
- C. Cảm xúc về mùa xuân của đất nước.
- D. Khát vọng dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
Câu 14: Điền vào chỗ trống: Nguyễn Đình Thi thuộc thế hệ trong....
- A. kháng chiến chống Mỹ
B. kháng chiến chống Pháp
- C. thời kì đổi mới
- D. thời kì đấ nước bị chia cắt
Câu 15: Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi trích từ:
- A. Trường ca mặt đường khát vọng
B. Thơ hay có lời có 1000 bài
- C. Vết thời gian
- D. Vầng trăng trong xe bò
Câu 16: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ thuộc thể thơ gì?
- A. Thơ 8 chữ
- B. Thơ thất ngôn bát cú đường luật
C. Thơ 5 chữ
- D. Thơ tự do
Câu 17: Giá trị nghệ thuật tác phẩm "Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình" Thi là gì?
- A. Luận điểm rõ ràng, lý lẽ chặt chẽ
- B. Sử dụng phương pháp biểu đạt nghị luận văn học
- C. Dẫn chứng thuyết phục
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 18: Câu, ý khiến em phải suy nghĩ sâu hơn như thế nào về bài thơ đã đọc?
- A. Số lượng âm tiết trong từng câu thơ liên quan mật thiết đến cảm xúc được thể hiện trong thơ.
- B. "Tốc độ chuyển cảnh rất nhanh. Người đọc không thấy mạch liền của cảnh nhưng lại có mạch liền của cảm xúc."
C. Cả hai ý trên đều đúng
- D. Cả hai ý trên đều sai
Câu 19: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ sử dụng phương thức biểu đạt gì?
- A. miêu tả, tự sự
B. biểu cảm, miêu tả
- C. biểu cảm, tự sự
- D. miêu tả, hành chính- công vụ
Câu 20: Nhân tố của ngữ cảnh là:
- A. Nhân vật giao tiếp
- B. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
- C. Văn cảnh
D. Tất cả các đáp án trên
Xem toàn bộ: Soạn bài 4 Củng cố, mở rộng
Bình luận