Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 9 Văn bản đọc Thủy tiên tháng Một

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 7 bài 9 Văn bản đọc Thủy tiên tháng Một - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong văn bản "Thủy tiên tháng Một", tại sao có thể cho rằng người ta đã nhầm lẫn khi dùng thuật ngữ "sự nóng lên của Trái Đất"?

  • A. Vì nó gợi lên một cái gì đó đồng nhất, xảy ra từ từ, chủ yếu muốn nhắc đến nhiệt độ và hiện tượng đó hoàn toàn có thể không gây ra vấn đề gì. Nhưng thực tế khí hậu Trái Đất đang lạnh dần.
  • B. Vì nó chủ yếu muốn nhắc đến nhiệt độ khí hậu Trái Đất đang diễn ra khác hẳn.
  • C. nó gợi lên một cái gì đó đồng nhất, xảy ra từ từ, chủ yếu muốn nhắc đến nhiệt độ và hiện tượng đó hoàn toàn có thể không gây ra vấn đề gì. Nhưng thực tế khí hậu Trái Đất đang diễn ra khác hẳn.
  • D. Vì nó đang biểu hiện khí hậu Trái Đất đang nóng lên.

Câu 2:  Trong văn bản "Tthủy tiên tháng Một",  hiện tượng thời tiết hiện nay đang diễn ra cực đoan như thế nào?

  • A. Ở Việt Nam, thời tiết nóng lên dần, nhiệt độ tăng cao khiến nhiều con sống khô cạn.
  • B. Ở Việt Nam, điển hình là hiện tượng thời tiết biến đổi khiến nhiệt độ lạnh dần, cây cối khó sinh trưởng.
  • C. Ở Việt Nam, điển hình là hiện tượng khô hạn và mưa cực đoan ở miền Trung; rét đậm và rét hại ở miền núi phía Bắc; hạn hán và xâm nhập mặn ở miền Nam.
  • D. Ở Bắc cực băng tan nhiều.

Câu 3: Trong văn bản "Thủy tiên tháng Một", cụm từ nào có thể khái quát được nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đổi?

  • A. sự nóng lên của trái đất
  • B. nước trồi
  • C. ẩm ướt hơn và khố hạn hơn
  • D. sự rối loạn khí hậu toàn cầu

Câu 4: Nhan đề của văn bản "Thủy tiên tháng Một" đã gợi cho em những ấn tượng, suy nghĩ gì?

  • A. đây sẽ là một văn bản truyền thuyết
  • B. đây sẽ là một văn bản truyện ngắn
  • C. đây sẽ là một văn bản truyện cổ tích
  • D. đây sẽ là một văn bản tản văn

Câu 5: Điền vào chỗ trống: Chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết "đắt". Vì nó cho thấy cái nhìn......... của tác giả.

  • A. tinh tế 
  • B. chi tiết
  • C. rõ nét
  • D. toàn diện

Câu 6: Trong văn bản "Thủy tiên tháng Một", "Sự bất thường của Trái Đất" đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng nào?

  • A. Các hiện tượng được nêu trong bài báo mà tác giả tự đặt tên cho nó là "Sự bất thường của Trái Đất năm 2007".
  • B. Xu hướng các hiện tượng cực đoan ngày càng cực đoan hơn vẫn tiếp tục cho đến tận mùa hè năm 2008.
  • C. Câu nói của Jeff Zogg - nhà thủy văn học đang làm việc cho Trung tâm thười tiết ở Davenport.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 7: Theo em, hiện tượng thời tiết cực đoan nào đang diễn ra ở Việt Nam?

  • A. hiện tượng mưa đá xảy ra ở nhiều nơi.
  • B. hiện tượng băng tan.
  • C. hiện tượng khô hạn và mưa cực đoan ở miền Trung; rét đậm và rét hại ở miền núi phía Bắc; hạn hán và xâm nhập mặn ở miền Nam.
  • D. hiện tượng nhiệt độ nóng lên bất thường, khiến nhiều con sông lớn khô cạn, gây ảnh hưởng to lớn tới đời sống nhân dân.

Câu 8: Theo em, trong văn bản "Thủy tiên tháng Một", đoạn văn nào thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại "sự biến đổi cực đoan của thời tiết"?

  • A. "Tại sao chúng ta lại đồng thời... đe dọa lớn lao tiềm ẩn."
  • B. "Trang CNN.com (ngày 07/8/2007)... đó là "Sự bất thường của Trái Đất năm 2007"."
  • C. "Bốn đợt gió mùa... 25 cm trên mặt đất.
  • D. "Hãy quen với điều đó... hạn hán kéo dài hơn ở nơi khác."

Câu 9: Trong văn bản "Thủy tiên tháng Một", những dấu hiệu chứng tỏ khi viết văn bản này, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham khảo cần thiết.

  • A. Tác giả đã nêu tác giả của các cụm từ, câu nói quan trọng như: Hunter Lovins, John Holdren.
  • B. Dẫn ra các dữ kiện, số liệu theo trang CNN.com giới thiệu một báo cáo do Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố, nội dung về các hiện tượng thời tiết dữ dội trong năm 2007 mà trước kia chưa từng xảy ra.
  • C. Ý A và B đều đúng.
  • D. Ý A và B đều sai.

Câu 10: Trong văn bản "Thủy tiên tháng Một", tác giả đã đưa ra những số liệu nào?

  • A. Trong một báo cáo do Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố, nội dung về các hiện tượng thời tiết dữ dội trong năm 2007 mà trước kia chưa từng xảy ra.
  • B. Thể hiện sự cực đoan cho đến tận mùa hè 2008.
  • C. Ý A và B đều đúng.
  • D. Ý A và B đều sai.

Câu 11: Tác giả của văn bản "Thủy tiên tháng Một" là ai?

  • A. William Randolph Hearst
  • B. Thô-mát L. Phrít-man
  • C. Roya Hakakian
  • D. Harold Isaacs

Câu 12: Tác giả của văn bản "Thủy tiên tháng Một" sinh năm bao nhiêu?

  • A. 1953
  • B. 1954
  • C. 1955
  • D. 1956

Câu 13: Tác giả của văn bản "Thủy tiên tháng Một" làm nghề gì?

  • A. nhà văn
  • B. nhà chính trị
  • C. nhân viên công chức nhà nước
  • D. nhà báo

Câu 14: Tác giả của văn bản "Thủy tiên tháng Một" là người nước nào?

  • A. Anh
  • B. Pháp
  • C. Nga 
  • D. Mỹ

Câu 15: Tác giả của văn bản "Thủy tiên tháng Một" từng đạt giải gì?

  • A. Oscar
  • B.  Pu-lít-dơ (Pulitzer)
  • C. Grand Jury Prize
  • D. Golden Globe Awards

Câu 16: Các tác phẩm nổi tiếng của tác giả của văn bản "Thủy tiên tháng Một" bao gồm:

  • A. cây ôliu (1999)
  • B. Thế giới phẳng (2005 - 2007)
  • C. Chiếc xe Lếch-xớt (Lexus)
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 17: Văn bản "Thủy tiên tháng Một" thuộc thể loại gì?

  • A. truyền thuyết
  • B. văn bản nghị luận
  • C. văn bản thuyết minh
  • D. truyện ngắn

Câu 18: Văn bản "Thủy tiên tháng Một" trích từ đâu?

  • A. Chiếc xe Lếch-xớt
  • B. Thế giới phẳng
  • C. Cuốn sách Nóng, Phẳng, Chật
  • D. Cây ôliu

Câu 19:  Phương thức biểu đạt của văn bản "Thủy tiên tháng Một" là gì?

  • A. miêu tả
  • B. tự sự
  • C. nghị luận
  • D. biểu cảm

Câu 20: Có thể chia văn bản "Thủy tiên tháng Một" thành mấy phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác