Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 9 Văn bản đọc Thủy tiên tháng Một (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 9 Văn bản đọc Thủy tiên tháng Một phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của văn bản là ai?

  • A. Thô-mát L. Phrít-man
  • B. Gabriel Garcia Marquez
  • C. Ernest Miller Hemingway
  • D. Harper Lee

Câu 2: Năm sinh của tác giả  là khi nào?

  • A. 1954 
  • B. 1945
  • C. 1953
  • D. 1957

Câu 3: Tác giả là người nước nào?

  • A. Mỹ
  • B. Anh
  • C. Pháp
  • D. Đức

Câu 4: Ý nào dưới đây là tác phẩm của tác giả văn bản?

  • A. Chiếc xe Lếch-xớt
  • B. cây ôliu 
  • C. Nóng, Phẳng, Chật
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 5: Thể loại của tác phẩm là:

  • A. Văn bản nghị luận
  • B. Văn học kháng chiến
  • C. Các bài bình thơ
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 6: Thông tin sau về văn bản là đúng hay sai?

Tác phẩm Thủy tiên tháng Một được trích trong cuốn sách Nóng, Phẳng, Chật, nói về những thách thức lớn nhất mà hiện nay nước Mỹ đang đối mặt: khủng hoảng môi trường toàn cầu và việc đánh mất vị thế của một quốc gia dẫn đầu. 

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 7: Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?

  • A. Biểu cảm
  • B. Tự sự
  • C. Miêu tả
  • D. Nghị luận

Câu 8: Thông tin sau về tác giả văn bản là đúng hay sai?

Ông đã ba lần được trao giải Pu-lít-dơ (Pulitzer). 

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 9: Thông tin sau là đúng hay sai?

Đoạn trích Thuỷ tiên tháng Một là một bài nằm trong mục 5 (Sự bất thường của Trái Đất) thuộc phần 2 (Tại sao chúng ta lại ở đây) của cuốn sách.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 10:  Trong văn bản "Tthủy tiên tháng Một",  hiện tượng thời tiết hiện nay đang diễn ra cực đoan như thế nào?

  • A. Ở Việt Nam, thời tiết nóng lên dần, nhiệt độ tăng cao khiến nhiều con sống khô cạn.
  • B. Ở Việt Nam, điển hình là hiện tượng thời tiết biến đổi khiến nhiệt độ lạnh dần, cây cối khó sinh trưởng.
  • C. Ở Việt Nam, điển hình là hiện tượng khô hạn và mưa cực đoan ở miền Trung; rét đậm và rét hại ở miền núi phía Bắc; hạn hán và xâm nhập mặn ở miền Nam.
  • D. Ở Bắc cực băng tan nhiều.

Câu 11: Theo em, hiện tượng thời tiết cực đoan nào đang diễn ra ở Việt Nam?

  • A. hiện tượng mưa đá xảy ra ở nhiều nơi.
  • B. hiện tượng băng tan.
  • C. hiện tượng khô hạn và mưa cực đoan ở miền Trung; rét đậm và rét hại ở miền núi phía Bắc; hạn hán và xâm nhập mặn ở miền Nam.
  • D. hiện tượng nhiệt độ nóng lên bất thường, khiến nhiều con sông lớn khô cạn, gây ảnh hưởng to lớn tới đời sống nhân dân.

Câu 12: Trong văn bản "Thủy tiên tháng Một", "Sự bất thường của Trái Đất" đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng nào?

  • A. Các hiện tượng được nêu trong bài báo mà tác giả tự đặt tên cho nó là "Sự bất thường của Trái Đất năm 2007".
  • B. Xu hướng các hiện tượng cực đoan ngày càng cực đoan hơn vẫn tiếp tục cho đến tận mùa hè năm 2008.
  • C. Câu nói của Jeff Zogg - nhà thủy văn học đang làm việc cho Trung tâm thười tiết ở Davenport.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 13: Theo em, trong văn bản "Thủy tiên tháng Một", đoạn văn nào thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại "sự biến đổi cực đoan của thời tiết"?

  • A. "Tại sao chúng ta lại đồng thời... đe dọa lớn lao tiềm ẩn."
  • B. "Trang CNN.com (ngày 07/8/2007)... đó là "Sự bất thường của Trái Đất năm 2007"."
  • C. "Bốn đợt gió mùa... 25 cm trên mặt đất.
  • D. "Hãy quen với điều đó... hạn hán kéo dài hơn ở nơi khác."

Câu 14: Trong văn bản "Thủy tiên tháng Một", tại sao có thể cho rằng người ta đã nhầm lẫn khi dùng thuật ngữ "sự nóng lên của Trái Đất"?

  • A. Vì nó gợi lên một cái gì đó đồng nhất, xảy ra từ từ, chủ yếu muốn nhắc đến nhiệt độ và hiện tượng đó hoàn toàn có thể không gây ra vấn đề gì. Nhưng thực tế khí hậu Trái Đất đang lạnh dần.
  • B. Vì nó chủ yếu muốn nhắc đến nhiệt độ khí hậu Trái Đất đang diễn ra khác hẳn.
  • C. nó gợi lên một cái gì đó đồng nhất, xảy ra từ từ, chủ yếu muốn nhắc đến nhiệt độ và hiện tượng đó hoàn toàn có thể không gây ra vấn đề gì. Nhưng thực tế khí hậu Trái Đất đang diễn ra khác hẳn.
  • D. Vì nó đang biểu hiện khí hậu Trái Đất đang nóng lên.

Câu 15: Nếu chia văn bản thành 2 phần thì nội dung phần 1 là gì?

  • A. Những tên gọi khác nhau đối với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất.
  • B. Lí giải về sự xuất hiện đồng thời hai thái cực của thời tiết.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 16: Nếu chia văn bản thành 2 phần thì nội dung phần 2 là gì?

  • A. Những tên gọi khác nhau đối với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất.
  • B. Lí giải về sự xuất hiện đồng thời hai thái cực của thời tiết.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 17: Trong văn bản "Thủy tiên tháng Một", cụm từ nào có thể khái quát được nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đổi?

  • A. sự nóng lên của trái đất
  • B. nước trồi
  • C. ẩm ướt hơn và khố hạn hơn
  • D. sự rối loạn khí hậu toàn cầu

Câu 18: Nhan đề của văn bản "Thủy tiên tháng Một" đã gợi cho em những ấn tượng, suy nghĩ gì?

  • A. đây sẽ là một văn bản truyền thuyết
  • B. đây sẽ là một văn bản truyện ngắn
  • C. đây sẽ là một văn bản truyện cổ tích
  • D. đây sẽ là một văn bản tản văn

Câu 19: Giá trị nội dung của văn bản là gì?

  • A. Văn bản đã cung cấp cho chúng ta thông tin một cách đầy đủ, khoa học, chính xác về thực trạng thiên nhiên trên toàn Trái Đất.
  • B. Qua văn bản chúng ta thấy rõ được vấn đề cấp bách trong việc cải thiện xu hướng cực đoan của thời tiết.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 20: Giá trị nghệ thuật của văn bản là gì?

  • A. Câu văn ngắn gọn, súc tích.
  • B. Lập luận chặt chẽ, thông tin xác thực, khoa học.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác